Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện với các dạng đề thi khác nhau của môn Hóa học Soanbai123.com xin giới thiệu một bài test khác: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3). Hi vọng qua bài test này các bạn làm quen được với nhiều dạng đề mới, đồng thời nâng cao kĩ năng giải các bài Hóa. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Cờ Đỏ, Nghệ An (Lần 2)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;
Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1:

Khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc, nóng sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

Câu 2:

Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?

Câu 3:

Chất nào sau đây có cả tính khử và tính oxi hóa?

Câu 4:

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 1,08 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là:

Câu 6:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

Câu 7:

Chất béo là trieste của glixerol với:

Câu 8:

Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:

(a) Sục khí HCl vào dung dịch AgNO3.                  (b) Cho Al2O3 vào H2O.

(c) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.           (d) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

Câu 9:

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

Đề thi thử môn Hóa THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Đề thi thử môn Hóa THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)

Câu 10:

Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Câu 11:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

Câu 12:

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

Câu 13:

Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?

Câu 14:

Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

Câu 15:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng:

 

Câu 16:

Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn bằng dung dịch HCl, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

Câu 17:
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
Câu 18:

Kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân muối clorua nóng chảy là:

Câu 19:

Khử hoàn toàn 9,60 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là:

Câu 20:

Cho CH3CH2OH phản ứng với CuO, đun nóng thu được:

Câu 21:

Phương pháp chung để điều chế các kim loại K, Mg, Al trong công nghiệp là:

Câu 22:

Amino axit no X trong phân tử có một nhóm -NH2. Cho 22,50 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 33,45 gam muối. Công thức của X là:

Câu 23:

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Số hiệu nguyên tử của X là:

Câu 24:

Cho 0,6 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí Cl2 dư, thu được 2,67 gam nhôm clorua. Giá trị của m là:

Câu 26:

Đun 2,30 gam C2H5OH với CH3COOH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,64 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:

Câu 27:

Khi làm thí nghiệm với các chất sau X, Y, Z, T ở dạng dung dịch nước của chúng thấy có các hiện tượng sau:
-Chất X tan tốt trong dung dịch HCl và tạo kết tủa trắng với dung dịch brom.
-Chất Y và Z đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
-Chất T và Y đều tạo kết tủa khi đun nóng với dung dịch AgNO3/NH3.
-Các chất X, Y, Z, T đều không làm đổi mày quỳ tím.
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây sai?

Câu 29:

Hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 4,0 gam S. Nung hỗn hợp X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 thoát ra (ở đktc). Giá trị của V là:

Câu 30:

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?

Câu 31:

Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng các muối có trong dung dịch sau điện phân là:

Câu 32:

Cho hình vẽ mô tả điều chế khí X từ hỗn hợp chất rắn:
Đề thi thử đại học môn hóa
Hình vẽ trên mô tả phản ứng nào sau đây?

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Cho a gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch NaOH b mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 1,68 lít khí thoát ra (đktc). Nếu cho 2a gam hỗn hợp X vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thì sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít khí (đktc). Để hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,8 lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của a, b lần lượt là:

Câu 34:

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí CO dư qua bột PbO nung nóng.
(d) Cho Ba vào dung dịch FeSO4 dư.
(e) Nhiệt phân Cu(NO3)2.
(g) Đốt nóng FeCO3 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:

Câu 35:

Etilen được điều chế trong công nghiệp bằng phản ứng tác hiđro, nó được dùng làm chất đầu tổng hợp polime có nhiều ứng dụng. Công thức phân tử của etilen là:

Câu 36:

Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí O2 vào dung dịch H2S (dư).
(b) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2S2O3.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(d) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH.
(e) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
(g) Cho Na2CO3 vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:

Câu 37:

X là este của amino axit. Phân tử khối của X là 89. Cho 5,34 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Y, sau đó cô cạn thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

Câu 38:

Trong một bình kín có chứa etilen và hiđro với tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Cho một ít bột Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng, sau phản ứng đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất giảm 20% so với ban đầu. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là:

Câu 39:

Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glucozơ.
(b) Ở nhiệt độ thường, C2H2 phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(d) Alanin (H2NCH(CH3)COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.
(e) Anilin phản ứng được với dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là:

Câu 40:

Hấp thụ hết 2,464 lít CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được 11,44 g hỗn hợp hai muối. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch chứa 11,44g hỗn hợp hai muối trên thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Câu 41:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiền nhỏ, trộn đều và chia hỗn hợp Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần hai tác dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Câu 42:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là:

Câu 43:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với:

Câu 44:

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 300 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 9,6 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Câu 45:

Trộn 3 oxit kim loại là CuO, FeO và MO (M là kim loại chưa biết, chỉ có số oxi hóa +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ mol là 3 : 5 : 1 được hỗn hợp X. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 11,52 gam X nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần 360 ml dung dịch HNO3 1,5M thu được khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa nitrat kim loại. Kim loại M là:

Câu 46:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là:

Câu 47:

Hỗn hợp R chứa các chất hữu cơ đơn chức gồm axit (X), ancol (Y) và este (Z) (được tạo thành từ X và Y). Đốt cháy 2,15 gam este (Z) rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư được 19,7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 13,95 gam. Mặt khác, 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với NaOH được 1,7 gam muối. Axit X và ancol Y tương ứng là:

Câu 48:

Hỗn hợp X gồm các hợp chất hữu cơ đều đơn chức, mạch hở tác dụng được với dung dịch NaOH, có số liên kết π không quá 2. Y là hợp chất hữu cơ có công thức C4H6O4 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Trộn X với Y thu được hỗn hợp Z, trong đó chất có khối lượng phân tử lớn nhất chiếm 50% về số mol. Để phản ứng với m gam Z cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hết m gam Z chỉ thu được 1,2 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Phần trăm khối lượng của chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là:

Câu 49:

Thuỷ phân hoàn toàn 12 gam hợp chất X có công thức phân tử C4H12O2N2 bằng dung dịch NaOH được muối P và chất Q. Nếu thuỷ phân hoàn toàn 12 gam chất X trong dung dịch HCl thu được 2 muối Y và
Z. Biết 4 chất P, Q, Y, Z đều có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau và đều là hợp chất chứa nitơ. Hai chất Q và Z không chứa oxi. Khối lượng Q và Z lần lượt là:

Câu 50:

Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala – Gly – Gly và tetrapeptit Ala – Ala – Ala – Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala – Gly ; 0,05 mol Gly – Gly ; 0,1 mol Gly; Ala – Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 400 ml dung dịch NaOH 2,5M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cận thận dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Đáp án:

  1. B
  2. B
  3. A
  4. C
  5. A
  6. A
  7. D
  8. C
  9. C
  10. D
  11. B
  12. A
  13. A
  14. A
  15. C
  16. A
  17. C
  18. D
  19. C
  20. D
  21. D
  22. B
  23. B
  24. C
  25. A
  26. C
  27. A
  28. A
  29. C
  30. A
  31. C
  32. C
  33. C
  34. B
  35. C
  36. B
  37. A
  38. D
  39. C
  40. D
  41. B
  42. D
  43. D
  44. B
  45. A
  46. B
  47. B
  48. D
  49. D
  50. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 3)