Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2)
Đề thi thử môn Hóa THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2)
Mời các bạn học sinh lớp 12 tiếp tục rèn luyện kiến thức môn Hóa qua bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2) trên trang Soanbai123.com. Tham gia làm bài để làm quen với các dạng câu hỏi và rèn luyện kĩ năng làm bài nhằm tránh các lỗi thường gặp trong bài thi nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp:
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 4:
Hợp chất có 22 nguyên tử hiđro trong phân tử là:
A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ.
Câu 5:
Lưu huỳnh trong chất nào trong số các hợp chất sau: H2S, SO2, SO3, H2SO4 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. H2S.
B. H2SO4.
C. SO3.
D. SO2.
Câu 6:
Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca.
B. K.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 7:
Chất nào sau đây có phản ứng màu biure tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng?
A. Gly–Ala.
B. Alanin.
C. Anbumin.
D. Etylamoni clorua
Câu 8:
Dự án luyện nhôm Đắk Nông là dự án luyện nhôm đầu tiên của Việt Nam và do một doanh nghiệp tư nhân trong nước trực tiếp đầu tư nên có vai trò rất quan trọng không chỉ với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông, mà còn với cả nước nói chung. Hãy cho biết nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là nguyên liệu nào sau đây:
A. quặng manhetit.
B. quặng pirit.
C. quặng đôlômit.
D. quặng boxit.
Câu 9:
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Etyl axetat.
B. Metyl fomat.
C. Vinyl axetat.
D. Saccarozơ.
Câu 10:
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là:
A. 1 : 3
B. 1 : 9
C. 1 : 10
D. 1 : 2
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong môi trường kiềm, brom oxi hóa CrO2- thành CrO42-
B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH
C. CrO3 là 1 oxit axit
D. Crom phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng thu được Cr3+
Câu 12:
Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. X gồm:
A. CH3COOH và C2H5COOH.
B. CH2=CH-COOH và CH2=C(CH3)-COOH.
C. HCOOH và CH3COOH.
D. C2H5COOH và C3H7COOH.
Câu 13:
Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra hai muối?
A. Đimetyl oxalat.
B. Benzyl axetat.
C. Phenyl axetat.
D. Tristearoyl glixerol.
Câu 14:
Khuấy đều một lượng bột Fe, Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X, khí NO và còn lại một ít kim loại. Vậy dung dịch X chứa chất tan:
A. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3, HNO3
C. Fe(NO3)2 duy nhất
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, HNO3
Câu 15:
Axit Benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu là E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật … Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức phân tử axit benzoic là:
A. CH3COOH
B. HCOOH
C. C6H5COOH
D. (COOH)2
Câu 16:
Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với:
A. HCl, NaOH
B. NaCl, HCl
C. NaOH, NH3
D. HNO3, CH3COOH
Câu 17:
Ion CO32- cùng tồn tại với các ion sau trong một dung dịch:
A. Cu2+, Mg2+, Al3+
B. NH4+, Na+, K+
C. Fe2+, Zn2+, Al3+
D. Fe3+, HSO4-
Câu 18:
Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Thể tích H2 là:
A. 6,72 lít
B. 11,2 lít
C. 5,6 lít
D. 4,48 lít
Câu 19:
Cho các chất sau: Axit fomic, glucozơ, axit axetic, anđehit axetic, mety fomat. Số chất có chứa nhóm –CHO trong phân tử là:
A. 4.
B. 5.
C . 3.
D. 2.
Câu 20:
Cho những polime sau đây: cao su buna, nhựa bakelit, cao su lưu hóa, xenlulozo, nilon 6, PVC, amilozơ. Số polime có cấu trúc mạng không gian là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21:
Cho chất hữu cơ sau: H2N−CH2−CO−NH−C2H4−CO−NH−CH(CH2NH2)−CO−NH−CH(CH2)2(COOH)−CO−NH−CH2−CH(COOH)−CH3. Chất hữu cơ trên có mấy liên kết peptit:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 22:
Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:
A. Etan
B. Eten
C. Etin
D. Cả B và C
Câu 23:
Trong công nghiệp, tơ nitron được sản xuất theo sơ đồ:
CH3−CH2−CH3 → CH2=CH−CH3 → CH2=CH−CN → tơ nitron. Tính khối lượng tơ tạo thành khi sản xuất từ 1000 m3 khí thiên nhiên (đktc) có chứa 10% propan và hiệu suất của mỗi giai đoạn là 80%.
A. 121,14 (kg)
B. 189,29 (kg)
C. 12,11 (kg)
D.18,93 (kg)
Câu 24:
So sánh nào dưới đây là sai?
A. Nhiệt độ nóng chảy: H2NCH2COOH < CH3COOH
B. Tính bazơ: C6H5NH2 > (C6H5)2NH
C. Nhiệt độ sôi: CH3CH2COOH > CH3COOCH3
D. pH: valin > glyxin.
Câu 25:
Cho 275 ml dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 vào 225 ml dung dịch HNO3 0,1M. Dung dịch thu được sau khi trộn có pH bằng:
A. 3
B. 2
C. 12
D. 11
Câu 26:
Cho các chất sau: Anilin, Alanin, Metylamin, Valin, Chất nào sau đây tạo kết tủa trắng với dd brom:
A. Alanin
B Anilin
C. Metylamin
D. Valin
Câu 27:
Trộn 18 gam axit axetic với 32,2 gam ancol etylic trong môi trường có H2SO4 đặc, đun nóng thu được 17,6 gam este. Mặt khác khi trộn 27 gam axit axetic với V ml dung dịch ancol etylic 1M thì thu được 26,4 gam este. Tính V?
A. 300
B. 350
C. 1050
D. 500
Đề thi thử môn Hóa THPT Tứ Kỳ, Hải Dương (Lần 2)
Câu 28:
Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Mặt khác lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 1,0 và 0,5
B. 1,0 và 1,5
C. 0,5 và 1,7
D. 2,0 và 1,0
Câu 29:
Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng tetrapeptit thu được là:
A. 1510,5 gam.
B. 1120,5 gam.
C. 1049,5 gam.
D. 1107,5 gam.
Câu 30:
Bộ dụng cụ như hình bên có thể dùng để điều chế và thu khí.
Cho biết bộ dụng cụ này có thể dùng cho trường hợp điều chế và thu khí nào trong số các trường hợp dưới đây:
A. Điều chế và thu khí O2 từ H2O2 và MnO2.
B. Điều chế và thu khí HCl từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.
C. Điều chế và thu khí H2S từ FeS và dung dịch HCl.
D. Điều chế và thu khí SO2 từ Na2SO3 và dung dịch HCl.
Câu 31:
Hòa tan một hỗn hợp bột kim loại gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng:
A. 21,6 gam
B. 43,2 gam
C. 54,0 gam
D. 64,8 gam
Câu 32:
Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65A đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thời gian điện phân là 40 phút. Khối lượng Cu thu được ở catot là:
A. 15,36g
B. 11,52g
C. 7,68g
D. 3,84g
Câu 33:
Sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric thu được khí X. Nhiệt phân kali nitrat được khí Y. Axit clohiđric đặc tác dụng với kali pemanganat thu được khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là:
A. H2; O2, Cl2
B. H2, O2, Cl2O
C. H2, NO2, Cl2
D. Cl2O, NO2, Cl2
Câu 34:
Cho 50,2 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hóa trị không đổi bằng 2 (đứng trước H trong dãy điện hóa). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H2. Cho phần II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư đun nóng thấy thoát ra 0,3 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Hỏi M là kim loại nào?
A. Mg
B. Sn
C. Zn
D. Ni
Câu 35:
Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1). Cl-, Ar, K+, S2- được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử là: S2- < Cl- < Ar < K+.
(2). Có 3 nguyên tử có cấu trúc electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 4s1.
(3). Cacbon có 2 đồng vị khác nhau. Oxi có 3 đồng vị khác nhau. Số phân tử CO2 được tạo ra có thành phần khác nhau từ các đồng vị trên là 24.
(4). Cho các nguyên tố: O, S, Cl, N, Al. Khi ở trạng thái cơ bản: tổng số electron độc thân của chúng là: 11
(5). Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.
(6). Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hidro có dạng H3X. Vậy oxit cao nhất của nguyên tố này có dạng X2O5.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 36:
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, có bao nhiêu dung dịch tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 37:
Cho phản ứng N2(k) +3H2(k) ⇌ 2NH3(k) ∆H = -92 kJ (ở 450oC, 300 atm) để cân bằng chuyển dịch về phía phân huỷ NH3 ta áp dụng yếu tố:
A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất
B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất
Câu 38:
Hòa tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào 0,4 mol dung dịch H2SO4 được dung dịch X. Thêm 2,6 mol NaOH nguyên chất vào dung dịch X được kết tủa Y. Khối lượng của Y là:
A. 41,52 g
B. 25,68 g
C. 122,84 g
D. 41,28 g
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 29,9
B. 19,1
C. 16,4
D. 24,5
Câu 40:
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml một hơi ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là:
A. HCOOH và HCOOC2H5.
B. HCOOH và HCOOC3H7.
C. C2H5COOH và C2H5COOCH3
D. CH3COOH và CH3COOC2H5.
Câu 41:
Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu và không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Giá trị của m là:
A. 11,2 g.
B. 16,24 g.
C. 16,8 g.
D. 9,6 g.
Câu 42:
Thủy phân 4,3 gam poli (vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là:
A. 60%.
B. 80%.
C. 75%.
D. 85%.
Câu 43:
Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 1,6 mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,645 mol Br2. Phần trăm thể tích của etan trong hỗn hợp X là:
A. 5,0%.
B. 3,33%.
C. 4,0 %.
D. 2,5%.
Câu 44:
Hòa tan hoàn toàn 2,81 (g) hỗn hợp một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ vào V ml dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ rồi cô cạn dd sau pứ thu được 6,81g hỗn hợp muối khan. Giá trị V là:
A. 500 ml
B. 625 ml
C. 725 ml
D. 425 ml
Câu 45:
Hỗn hợp X gồm anđehit axetic, axit butiric, etilen glicol và axit axetic , trong đó axit axetic chiếm 27,13% khối lượng hỗn hợp. Đốt 15,48 gam hỗn hợp X thu được V lít CO2 (đktc) và 11,88 gam H2O. Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH x mol/l thu được dung dịch Y chứa 54,28 gam chất tan. Giá trị của x gần nhất với?
A. 1,61
B. 2,41
C. 1,81
D. 2,11
Câu 46:
Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, to) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỷ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là:
A. 60%.
B. 80%.
C. 50%.
D. 40%.
Câu 47:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu vào 31,5 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 262,5 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 21,85 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là:
A. 28,66%.
B. 30,08%.
C. 27,09%.
D. 29,89%.
Câu 48:
X là este tạo bởi – amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Công thức của X là:
A. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2
B. CH3-CH(NH2)-COOCH3
C. H2N-CH2-COOC2H5
D. CH3-CH(NH2)-COOC2H5
Câu 49:
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dd AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dd NaOH 1M và đun nóng, thu được dd N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với:
A. 38,04.
B. 24,74.
C. 16,74.
D. 25,10.
Câu 50:
Hòa tan hết 14,6 gam hỗn hợp gồm Zn và ZnO có tỉ lệ mol 1:1 trong 250 gam dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch X và 0,336 lit khí Y (đktc). Cho từ từ 740 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được 5,94 gam kết tủa. Nồng độ % của muối trong X là: