Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1)

Mời các bạn tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1) trên trang Soanbai123.com để ôn tập và củng cố kiến thức, đồng thời rèn luyện kĩ năng làm bài nhanh và chính xác. Chúc các bạn ôn tập tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Thanh Oai A, Hà Nội (Lần 3)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn=65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; P = 31; Mn = 55;
Câu 1:

Khí nào sau đây là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:

Câu 2:

Chất nào sau đây lưỡng tính:

Câu 3:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Hình vẽ bên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan:

Câu 5:

Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo:

Câu 6:

Trong công nghiệp hiện nay, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp nào sau đây:

Câu 7:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:

Câu 8:

Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:

Câu 9:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường kiềm?

Câu 10:

Cho các chất: metyl fomat, anđehit axetic, saccarozơ, axit fomic, glucozơ, axetilen, etilen. Số chất cho phản ứng tráng Ag là:

Câu 11:

Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:

Câu 12:

Dung dịch HNO3 không phản ứng với chất nào sau đây:

Câu 13:

Có các thí nghiệm sau:

(a) Đốt H2S trong khí O2 dư.                                   (e) Cho bột Sn vào dung dịch HCl.
(b) Cho Cu vào dung dịch chứa HCl và KNO3.          (g) Nung NH4NO3.
(c) Sục khí Flo vào nước.                                       (h) Đốt NH3 trong O2.
(d) Nung KMnO4.                                                    (i) Sục khí Clo vào dung dịch NaBr dư.
Số thí nghiệm sinh ra khí sau phản ứng là

 

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây sai?

Câu 15:

Cho 1 mol anđehit no, mạch hở đơn chức X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4 mol Ag. X là:

Câu 16:
Cho các nguyên tố: Al (Z = 13), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
Câu 17:
Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là:
Câu 18:
Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
Câu 19:
Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là:
Đề thi thử môn Hóa THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1)

Đề thi thử môn Hóa THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1)

Câu 20:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.
(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaCl (rắn), đun nóng.
(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là:
Câu 21:
Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng hóa học:
Câu 22:
Nguyên tắc điều chế Flo là:
Câu 23:
Có các phát biểu sau:
(a) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.
(b) Triolein làm mất màu nước brom.
(c) Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(d) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
(e) Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol cacbonic.
Số phát biểu đúng là:
Câu 24:
Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là:
Câu 25:
Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:
Câu 26:
Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm (Z = 13)
Câu 27:
Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:
Câu 28:
Cho quỳ tím vào lần lượt các dung dịch: CH3COOK, FeCl3, NH4NO3, K2S, Zn(NO3)2, Na2CO3. Số dung dịch làm đổi màu giấy quỳ là:
Câu 29:
Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp:
Câu 30:
Dung dịch chứa chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2:
Câu 31:
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 20,6 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu 32:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch K[Al(OH)4] hoặc KAlO2.
(c) Cho dung dịch NaF vào dung dịch AgNO3.
(d) Sục khí NH3 dư vào dung dịch CuCl2.
(e) Cho hỗn hợp Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Câu 33:
Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử; (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen; (3) metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac; (4) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren; (5) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ; (6) Trong công nghiệp, axeton va phenol được sản xuất từ cumen; (7) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. Số phát biểu đúng là:
Câu 34:
Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glycol và glixerol. Cho 21,6 gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam X, rồi thổi sản phẩm cháy qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng:
Câu 35:
Cho m kilogam một loại quặng apatit (chứa 93% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Độ dinh dưỡng của supephotphat thu được khi làm khô hỗn hợp sau phản ứng là:
Câu 36:
Cho 49,28lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 64,8 gam đi qua 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Câu 37:
Một bình kín chứa a mol Cl2 và 1 mol H2 có áp suất 2 atm. Nung nóng bình cho phản ứng xảy ra với hiệu suất 80%. Đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của bình là:
Câu 38:
Cho các phản ứng sau:
(1) MnO2 + HCl (đặc) → khí X + … ;
(2) NH4NO2 —to—> khí Y +….
(3) Na2SO3 + H2SO4 (loãng) → khí Z +….
(4) C + HNO3 (đặc, nóng) → khí T +….
(5) Al4C3 + HCl→ khí Q +….
Những khí tác dụng được với dung dịch NaOH là:
Câu 39:
Dung dịch X chứa các ion: Na+ (a mol), Ba2+ (b mol) và HCO3- (c mol). Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần một tác dụng với KOH dư, được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng với Ba(OH)2 dư, được 4m gam kết tủa. Tỉ lệ a : b bằng:
Câu 40:
Ở điều kiện tiêu chuẩn, chất hữu cơ X (gồm C, H, O và chứa vòng benzen) có khối lượng riêng là 6,071 gam/lít. Biết X phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa, nhưng không phản ứng với Na để tạo H2. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
Câu 41:
Đun nóng 0,28 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dd NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,56 mol muối của glyxin và 0,8 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 126,624 gam. Giá trị m gần nhất là:
Câu 42:
Hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25% khối lượng X). Cho một lượng X tan hết vào dung dịch gồm H2SO4 2M và KNO3 1M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 17,87 gam muối trung hòa và 224 ml NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất là:
Câu 43:
Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là:
Câu 44:
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu suất 100%) với 19,32 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z, chất không tan T và 0,06mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 10,2 gam một chất rắn. Công thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là:
Câu 45:
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là:
Câu 46:
Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là:
Câu 47:
Tiến hành điện phân (điện cực trơ,dòng điện có cường độ không đổi, hiệu suất 100%) dung dịch X gồm 0,4mol CuSO4 và 0,3mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 28,25 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 30 gam bột Fe vào dung dịch Y.
Đến kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là:
Câu 48:
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
Câu 49:
Hỗn hợp X gồm một anđehit và một hiđrocacbon mạch hở (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,8mol X thu được 58,28 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Nếu cho 16,4 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là:
Câu 50:
Cho 58,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Al2O3, CuO vào dung dịch HCl dư, thu được 11,2 lít H2 (đktc), chất rắn Y và dung dịch Z chỉ chứa hai chất tan. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 17,92 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol HCl đã phản ứng là:

Đáp án:

  1. C
  2. D
  3. B
  4. B
  5. B
  6. C
  7. D
  8. C
  9. A
  10. A
  11. A
  12. D
  13. B
  14. B
  15. B
  16. B
  17. C
  18. A
  19. C
  20. C
  21. A
  22. B
  23. C
  24. D
  25. A
  26. A
  27. C
  28. B
  29. C
  30. A
  31. B
  32. A
  33. D
  34. A
  35. D
  36. A
  37. D
  38. B
  39. D
  40. D
  41. A
  42. C
  43. C
  44. C
  45. D
  46. A
  47. B
  48. D
  49. B
  50. D

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Thực hành cao nguyên Đăk Lăk (Lần 1)