Đề thi thử môn Hóa năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc (Lần 2) gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đi kèm với phần đáp án ở cuối bài sẽ giúp các bạn đánh giá trình độ kiến thức hiện tại của mình đối với môn Hóa và bổ sung kiến thức còn thiếu, từ đó chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa (Lần 2)
Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là:
Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
Hỗn hợp X gồm 3 chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là:
Để tách Ag khỏi hỗn hợp bột (Ag, Cu, Fe) mà không làm thay đổi khối lượng Ag, ta dùng dung dịch nào sau đây?
Hidrocacbon nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành tủa?
Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là:
Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Thực hiện nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Hiện tượng | Kết tủa trắng | Khí mùi khai | Không hiện tượng | Kết tủa trắng, khí mùi khai |
Nhận xét nào sau đây đúng?
Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại nào sau đây?
Cho X là một amin bậc 3, có trạng thái khí ở điều kiện thường. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là:
Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% loãng (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra.
- Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 không xuất hiện kết tủa.
- Nếu cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa.
Kim loại M là:
Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH sinh ra glixerol và 3 muối. Số đồng phân của X là:
Có thể thu khí nào sau đây bằng phương pháp đẩy nước?
Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H12O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được một chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:
Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
Dung dịch chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
Công thức cấu tạo của glyxin là:
Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt 2 chất lỏng ancol etylic và phenol?
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối: KNO3, AgNO3. Chất rắn thu được sau phản ứng là:
Khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa chất béo, tinh bột hoặc protein thì phản ứng hoá học xảy ra đầu tiên của các loại thực phẩm trên trong cơ thể là phản ứng:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là:
Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X, thu được 3 mol CO2 và 1,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ankin trong hỗn hợp X là:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Cho phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số nguyên tối giản của các chất trong phương trình hóa học là:
Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 xM thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là:
Một lá sắt có khối lượng m gam nhúng vào dung dịch CuSO4. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá sắt bằng (m + 2,4) gam. Khối lượng Cu do phản ứng sinh ra bám lên lá sắt là:
Khi cho 9,2 gam glixerol tác dụng với Na vừa đủ thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn) đến khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot có 448 ml khí bay ra (ở đktc). Giá trị của m là:
Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp L (lớp thứ 2). Số proton có trong nguyên tử X là:
Giá trị của x là:
Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại đisaccarit là:
Hòa tan hỗn hợp X gồm Al và Na (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) vào nước dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y, khuấy đều cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
Chia hỗn hợp hai axit no đơn chức, mạch hở làm ba phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 22,3 gam muối. Phần 3 trung hòa bằng dung dịch NaOH, cô cạn rồi cho sản phẩm tác dụng NaOH/CaO dư nung nóng thu được 6,72 lít hỗn hợp hai khí (đktc). Công thức cấu tạo của hai axit là:
Khi thực hiện phản ứng cho chất khử (kim loại, phi kim…) tác dụng với axit HNO3 đặc thường tạo ra NO2 độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế khí NO2 thoát ra ngoài môi trường, người ta nút bông tẩm dung dịch nào sau đây?
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho hỗn hợp X gồm hai este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và một este hai chức. Đốt cháy 11,88 gam X cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa chất hữu cơ là một ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với CaO rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hidrocacbon duy nhất.
% khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là:
Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu có tỷ lệ mol 1:1 vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và HNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, khí NO và một phần kim loại không tan. Lấy toàn bộ dung dịch A cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là:
Lên men m gam tinh bột tạo ra ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 81%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 150 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 51 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
Cho các phát biểu sau:
(1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(3) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3.
(5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
(8) Thủy phân este trong môi trường axit thu được sản phẩm là axit và ancol.
Số phát biểu luôn đúng là:
Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
Kim loại M tác dụng với các dung dịch: HCl; Cu(NO3)2; HNO3 đặc nguội. Kim loại M là:
Cho phương trình ion thu gọn sau: Ba2+ + HCO3- + OH- → BaCO3 + H2O (1)
Phản ứng có phương trình ion rút gọn (1) là:
Cho các phản ứng sau:
Biết X, Y, Z, T, G đều có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa; G có 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của oxi trong T là:
Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O, chứa các nhóm chức đã học. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó nX= 4(nY+ nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Cho m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Mặt khác m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là:
Đun nóng 0,08 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác, đốt cháy 60,90 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 136,14 gam. Giá trị a : b là:
Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương?
Quặng được dùng để sản xuất nhôm là:
Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao (phản ứng nhiệt nhôm). Lấy toàn bộ chất rắn sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 0,672 lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Đáp án:
- B
- D
- D
- C
- B
- B
- D
- B
- C
- A
- C
- A
- A
- B
- B
- C
- D
- B
- C
- D
- B
- C
- A
- C
- C
- D
- B
- D
- B
- A
- A
- C
- A
- A
- C
- C
- A
- C
- A
- D
- A
- D
- B
- C
- D
- D
- D
- A
- B
- C