Đề thi thử Trường THPT chuyên Biên Hòa, Hà Nam
Mời các bạn học sinh lớp 12 tham gia làm bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT chuyên Biên Hòa, Hà Namtrên trang Soanbai123.com để ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia năm 2016 sắp tới. Hi vọng bài thi này sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi quan trọng này.
Mời các bạn tham khảo thêm bài test:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)
Fe = 56; Cu = 64; S = 32; O = 16; K = 39; Cl = 35,5; Na = 23; P = 31; H = 1; Br = 80; C= 12;
Zn = 65; P = 31; N = 14; Ca = 40; Si = 28;
Cho sơ đồ phản ứng:
C6H12O6 → X → Y → T → + CHCOOH → C6H10O4
Nhận xét nào về các chất X, Y và T trong sơ đồ trên là đúng?
Cho hỗn hợp Q (0,6 mol Fe; 0,2 mol Mg) vào một dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4(l) thu được dung dịch X. Cho tiếp vào dung dịch X 0,15 mol HNO3 và 0,05 mol HCl sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa tạo ra có giá trị là:(biết các phản ứng hoàn toàn).
Có các nhận xét sau về C và hợp chất của nó:
1; Ở nhiệt độ cao C có thể phản ứng được với CaO, Fe2O3.
2; Ở nhiệt độ cao cả khí CO, NH3 và H2 đều có thể khử CuO về Cu.
3; Có thể thu được khí CO2 bằng cách nung hỗn hợp gồm C6H12O6 và CuO ở nhiệt độ cao.
4; Dung dịch muối cacbonat của kim loại kiềm có môi trường bazơ.
5; BaCO3 có thể hòa tan được vào dung dịch HNO3, dung dịch KOH và dung dịch C2H5OH.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:
Có các thí nghiệm sau:
1; Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
2; Cho anilin vào dung dịch Br2
3; Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2
4; Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3
5; Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng, tạo kết tủa là:
X, Y là hai hợp chất hữu cơ cùng chức. Chất X tan tốt trong H2O, chất Y phản ứng với dung dịch KMnO4(loãng, lạnh) thu được ancol (E). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và x gam dung dịch Q. Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% đến phản ứng hoàn toàn, thu được a gam kết tủa và y gam dung dịch P.
Giá trị tương ứng của x và y là:
Cho một hỗn hợp gồm 1,2 mol Zn; 0,3 mol Fe vào một dung dịch chứa b mol CuSO4 đến khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 94,4 gam kim loại. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH loãng, dư, thu được a gam kết tủa (a > 0). Giá trị của a là:
Có thể có bao nhiêu hexapeptit mà trong phân tử chứa 3 mắt xích alanin, 2 mắt xích glyxin và 1 mắt xích valin, có đầu N là alanin và đuôi C là valin?
Hai chất nào sau phản ứng với dung dịch HCl đặc thu được khí Cl2?
Cho khí CO lấy dư đi qua một ống chứa (0,4 mol Fe3O4; 0,2 mol Al2O3; 0,3 mol K2O; 0,4 mol CuO) nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x gam chất rắn trong ống. Giá trị của x là:
Trong các kim loại Cu; Ag; Na; K và Ba, số kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là:
Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (màng ngăn điện cực trơ) là:
Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3.
Các chất X, Y, Z theo thứ tự tương ứng là:
Hỗn hợp X(Al2O3; Fe3O4 và CuO). Hòa tan hết 74,8 gam hỗn hợp X vào 375 gam dung dịch H2SO4 (loãng) 39,2%, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn Z (khan) và 255 gam H2O bay ra. Biết rằng 74,8 gam X phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KOH 1M. Cho khí CO dư đi qua 149,6 gam hỗn hợp X nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được y gam chất rắn. Giá trị của y là:
Các dung dịch sau có cùng nồng độ (I) K2CO3; (II) KCl; (III) HCl và (IV) H3PO4
Độ pH của các dung dịch trên giảm dần theo thứ tự là:
Có các dung dịch (1) Alanin; (2) Axit Glutamic; (3) metylamin; (4) Lysin và (5) CH3COONa. Trong các dung dịch trên, các dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IV A. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử X là:
Bán kính của các nguyên tử 12Mg, 19K và 35Br giảm theo thứ tự là:
Hiđrocacbon X điều kiện thường ở thể khí. Đốt cháy X thu được khối lượng nước đúng bằng khối lượng X đem đốt. Công thức phân tử X là:
Hỗn hợp X gồm CH3COOH; C2H5COOH; HOOC-CH2-COOH. Để trung hòa hoàn toàn m gam X cần dùng 480ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 43,12 gam CO2 và 15,48 gam nước. Giá trị của m là:
Trong các nhận xét sau nhận xét nào không đúng với phốt pho và hợp chất của phốt pho?
Cho cân bằng hóa học N2(k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) : ∆H = -92 kj
Nhận xét nào sau về phản ứng trên là không đúng?
Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo
1; Nước zaven có khả năng tẩy mầu và sát khuẩn.
2; Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển mầu hồng sau đó lại mất mầu.
3; Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
4; Trong công nghiệm Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ)
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:
Trong các chất: O2; S; P (đỏ) và N2, chất dễ phản ứng với Hg nhất là:
Oxihóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etilen; propilen; buta -1,3- dien cần vừa đủ 150ml dung dịch KMnO4 1M thu được hỗn hợp poliancol. Nếu lấy 2m gam hỗn hợp X tác dụng với nước brôm dư thì thu được 86,52 gam sản phẩm cộng. Giá trị của m là:
Trong các chất : Glucozo; Fructozo; ancol etylic; Saccarozo; Glixerol và andehit axetic, số chất vừa có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam, vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:
Trong các kim loại Na; Ca; K; Al; Fe; Cu và Zn, số kim loại tan tốt vào dung dịch KOH là:
Bình kín chứa 0,1 mol O2 và 0,7 mol NO2. Người ta cho vào bình đó 5 lít H2O và lắc mạnh, đến khi các phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dd X. Lấy 0,4 lít dung dịch X pha loãng bằng H2O đến thể tích 10 lít, thu được dung dịch Y. Chấp nhận sự hòa tan chất khí vào chất lỏng không làm thay đổi thể tích của chất lỏng, độ pH của dung dịch Y có giá trị là:
Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở, thành phần gồm (C,H,O), có số nguyên tử C trong phân tử nhỏ hơn 3, khi đốt cháy thỏa mãn số mol CO2bằng số mol H2O và bằng số mol O2 phản ứng?
Thể tích H2 ở đktc tạo ra khi cho một hỗn hợp gồm (0,5 mol K; 0,2 mol Na; 1,2 mol Al) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M đến phản ứng hoàn toàn là:
Trong các kim loại: Mg; Al; Ba; K; Ca và Fe có bao nhiêu kim loại mà khi cho vào dung dịch CuSO4 tạo được kim loại Cu?
200ml dung dịch aminoaxit X 0,1M tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 0,05M. Mặt khác lượng dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4% tạo ra 3,82 gam muối. Công thức của X là:
Dãy kim loại nào sau khi cho mỗi kim loại vào dung dịch FeCl3 dư đến phản ứng xảy ra hoàn toàn không thu được chất rắn?
Hòa tan hết một hỗn hợp Q (0,6 mol Fe3O4; 0,5 mol Fe; 0,4 mol CuO) vào một dung dịch hỗn hợp HCl 3,7M; HNO3 4,7M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y (trong đó chỉ chứa muối sắt III và muối đồng II) và khí NO (là sản phẩm giảm số oxi hóa duy nhất của N). Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y nhận giá trị là:
Trong các hợp chất CH3COONH4; NaHCO3; NaHSO4; HCOONH3CH3 và ClH3NCH2COOH, số hợp chất lưỡng tính là:
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ thành phần chỉ chứa (C,H,O), no, đơn chức, mạch hở. m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M thu được 1 muối và 0,15 mol 1 ancol. Đem đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng thêm 68,2 gam. Công thức cấu tạo 2 chất hữu cơ trong X là:
Polime nào sau được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Cho 0,8 lít dung dịch KOH 2M (D= 1,1 gam/cm3) vào trong 200 gam dung dịch FeCl3 16,25% đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của KOH trong dung dịch Y có giá trị là:
Trong các chất: glyxin; glixerol; metylamoni fomat; phenol; etylamoni clorua; phenyl axetat và tripanmitin số chất phản ứng được với dung dịch KOH là:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 2 andehit sau đó hấp thụ hết sản phẩm vào bình đựng nước vôi trong dư thấy bình có 20 gam kết tủa và dung dịch nước vôi giảm 7,6 gam. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra tối đa 32,4 gam Ag. Công thức của 2 andehit là:
Y là một aminoaxit, no, mạch hở, trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH (không còn nhóm chức nào khác). Tripeptit X mạch hở trong phân tử chứa 3 mắt xích Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của amino axit Y là:
Cho 3,6 gam 1 axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M; NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp rắn khan, phần thoát ra chỉ có H2O. Công thức cấu tạo của X là:
Có các nhận xét sau về kim loại và hợp chất của nó:
1; Các kim loại nhẹ hơn H2O đều tan tốt vào dd Ba(OH)2.
2; Độ dẫn điện của Cu lớn hơn của Al.
3; Tất cả các kim loại nhóm IA; IIA đều là kim loại nhẹ.
4; Na, Ba có cùng kiểu cấu trúc tinh thể.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:
Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp Y(0,4 mol HCl, 0,8 mol NO2) vào trong một dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2 0,8 mol KOH, thu được dd Q chứa x gam chất tan. Giá trị của x là:
Hỗn hợp X gồm(Mg, Al). X= 26. Biết rằng m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với lượng O2 được tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm (0,2 mol KMnO4 và 0,2 mol KClO3). Giá trị của m là:
Có các phản ứng sau:
1; etilen + dung dịch thuốc tím
2; axetanđehit + dung dịch nước brom
3; ancol etylic + đồng II oxit nung nóng
4; khí sunfurơ + dung dịch thuốc tím
Trong các phản ứng trên số phản ứng oxihóa khử là:
Có các dung dịch sau: CuSO4; KCl; FeCl3; AgNO3; FeSO4 và Ba(OH)2.Trong các dung dịch trên số dung dịch tạo được kết tủa khi sục khí H2S vào là:
Đun nóng 22,2 gam hỗn hợp 2este đồng phân có cùng công thức phân tử C3H6O2 với 200 ml dung dịch NaOH a M (dư). Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 24 gam chất rắn khan và hỗn hợp ancol (Q). Đun Q với H2SO4 đặc, thu được tối đa 8,3 gam hỗn hợp ete. Giá trị của a là:
Trường hợp nào sau không tạo ra đơn chất?
X là một anđehit không no mạch hở. Đốt cháy 0,1 mol X, sản phẩm cháy được cho vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%, thu được x gam kết tủa. Đốt cháy 0,15 mol X, sản phẩm cháy được cho vào một dung dịch chứa y mol Ca(OH)2, sau hấp thụ thu được 2,5a gam kết tủa. Mặt khác đốt cháy 0,2 mol X, sản phẩm cháy được cho vào một dung dịch chứa y mol Ca(OH)2, sau hấp thụ thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị tương ứng của x và y là:
Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Cho m gam X vào dung dịch KOH dư, thu được 6,72 lít H2(đktc). Biết m gam X phản ứng tối đa với 0,45 mol Cl2. Cho m gam X vào dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2 thu được x gam chất không tan. Các phản ứng hoàn toàn. Giá trị tương ứng của m và x là:
Đáp án:
- D
- D
- C
- D
- D
- B
- C
- B
- B
- A
- A
- C
- C
- B
- B
- C
- C
- C
- D
- D
- B
- B
- A
- C
- A
- C
- B
- C
- D
- C
- A
- A
- D
- B
- A
- D
- D
- C
- C
- A
- A
- C
- C
- A
- C
- B
- D
- D
- D
- A