Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử môn Hóa THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Mời các bạn học sinh lớp 12 tiếp tục ôn tập và rèn luyện, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2016 với bài test Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5). Tham gia thử sức với nhiều dạng đề thi khác nhau để nắm vững được cách giải cho từng dạng bài nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Hà Huy Tập, Hà Tĩnh (Lần 2)

Cho:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85.
Câu 1:

Trường hợp nào sau đây thu được nhiều etanol nhất (Giả sử hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%)?

Câu 2:

Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?

Câu 3:

Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 10,8 gam Ag vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:

Câu 4:

Cho 10 gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl (dư), thể tích khí (đktc) thu được là:

Câu 5;

Cho m gam anilin phản ứng với nước brom vừa đủ thu được 49,5 gam kết tủa. Để phản ứng vừa đủ với m gam trên cần V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

Câu 6:

Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom?

Câu 7:

Cho x gam hỗn hợp etanol và axit axetic có tỉ lệ mol 1:1 phản ứng với với Na vừa đủ thu được 2,24 lít H2 ở đktc. Để phản ứng vừa đủ với x gam trên cần dung dịch chứa m gam NaOH. Giá trị của m là:

Câu 8:

Chất nào sau đây không phản ứng với nước brom nhưng phản ứng với dung dịch thuốc tím đun nóng?

Câu 9:

Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Đề thi thử môn Hóa THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử môn Hóa THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Câu 10:

Số oxi hóa của S trong chất nào đây là cao nhất?

Câu 11:

Polime nào sau đây được tạo thành từ phản ứng trùng hợp:

Câu 12:

Đồng đẳng liên tiếp của ancol metylic là:

Câu 13:

Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Cu, Ag. Số kim loại chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không có kim loại tạo thành?

Câu 15:

Ancol etylic và phenol đều có phản ứng với:

  • B. Nước brom.
Câu 16:
Ở trạng thái cơ bản nguyên tố nào sau đây có 1 electron lớp ngoài cùng?
Câu 17:
Trong các chất sau: HCl, CuSO4, K2SO4, CH3COOH. Số chất điện li yếu là:
Câu 18:
Cho chất khí X phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường thu được nước Gia–ven. Chất X là:
Câu 19:
Dung dịch loãng (dư) nào sau đây phản ứng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
Câu 20:
Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư và Cl2 dư thu được muối khác nhau?
Câu 21:
Cho ancol etylic tác dụng với chất X có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng thu được etyl axetat. Chất X là:
Câu 22:
Cho 0,1 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
Câu 23:
Cho 0,05 mol propinal vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
Câu 24:
Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 4,6 gam axit fomic và 8,8 gam etyl axetat cần V lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là:
Câu 25:
Sục axetilen vào dung dịch gồm HgSO4, H2SO4 ở 80oC thu được hỗn hợp X gồm 4,4 gam sản phẩm Y và 2,6 gam axetilen dư. Để phản ứng vừa đủ với X cần V lít H2(xt Ni, đktc). Giá trị của V là:
Câu 26:
Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Các muối trong Z là:
Câu 27:
Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở là chất khí ở điều kiện thường, phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
Câu 28:
Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Cho X phản ứng với CuO đun nóng được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy Y cần 1,875 mol O2, thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
Câu 29:
Este X có công thức phân tử là C9H8O2 tác dụng với một lượng tối đa dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Thêm Br2 dư vào dung dịch Y (sau khi đã được axit hoá bằng HCl loãng dư) thu được 43,8 gam kết tủa chứa 4 nguyên tử brom trong phân tử. Tổng khối lượng muối trong Y là:
Câu 30:
Đốt cháy hỗn hợp 2 ancol X, Y (tỉ lệ mol 1:1, MX < MY) thu được tỉ lệ mol CO2:H2O = 2:3. Khi đốt cháy X hoặc Y thì mol CO2 thu được đều nhỏ hơn H2O. Số chất cặp chất (X, Y) thỏa mãn đề bài là:
Câu 31:
Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Câu 32:
Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = x : y. Số phân tử HNO3 bị khử khi tham gia phản ứng là:
Câu 33:
Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào lượng dư nước thì thoát ra 2,24 lít H2(đktc). Cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì thu được 5,6 lít H2(đktc). Phần trăm khối lượng của Na trong X là:
Câu 34:
Cho 100 ml dung dịch FeSO4 1M vào 500 ml dung dịch chứa đồng thời KMnO4 0,04 M và H2SO4 1M, thu được dung dịch X. Đem dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1): Tổng liên kết δ trong propin là 6.
(2): Lực bazơ của amin bậc hai lớn hơn amin bậc một.
(3): Trong dung dịch glucozơ chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng.
(4): Cho este phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng thu được muối và ancol.
(5): Dung dịch axit glutamic làm quì tím hóa đỏ.
(6): Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết vào dung dịch HCl dư.
(7): Trùng ngưng axit oxalic với hexametylen điamin được nilon-6,6.
(8): Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(9): Một mol metyl salixylat phản ứng được với tối đa 2 mol NaOH.
(10): Saccarozơ tạo thành từ gốc α – glucozơ và gốc α – fructozơ.
Số phát biểu đúng là:
Câu 36:
Cho các nguyên tử sau cùng chu kỳ và thuộc phân nhóm chính, có bán kính nguyên tử như hình vẽ:
Đề thi thử đại học môn hóa
Độ âm điện của chúng giảm dần theo thứ tự là dãy nào?
Câu 37:
Cho Ba vào dung dịch chỉ chứa chất X thấy vừa có kết tủa vừa có khí bay ra. Chất X không phải là:
Câu 38:
Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Ancol X là:
Câu 39:
Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch X lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là:
Câu 40:
Cho sơ đồ: P2O5 —–+ KOH—–> X —–+ H3PO4—–> Y —–+ KOH—–> Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
Câu 41:
Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no Y. Chất Y là:
Câu 42:
Cho X là axit cacboxylic, Y là amino axit (phân tử có một nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2; 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, 0,35 mol hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là:
Câu 43:
Đốt cháy hết hỗn hợp X hai amin no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 7:13. Nếu cho 24,9 gam hỗn hợp X phản ứng với HCl dư được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 44:
Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng đun nóng là:
Câu 45:
Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic người ta thu được:
Câu 46:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam muối trung hòa và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 0,44 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X gần giá trị nào nhất sau đây?
Câu 47:
Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Cho X phản ứng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y1. Cô cạn Y1 được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Tỉ khối của khí Y so với He là:
Câu 48:
Có hai bình điện phân, trong đó bình (1) đựng 20 ml dung dịch NaOH 1,73M; bình (2) đựng dung dịch gồm 0,225 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol HCl. Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân các dung dịch bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng điện không đổi trong một thời gian. Khi dừng điện phân, tháo ngay catot ở các bình. Sau phản ứng, thấy nồng độ NaOH ở bình (1) là 2M. Cho tiếp 14 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là:
Câu 49:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở A và B đều có dạng CnH2nOx. Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hiđro hóa cùng số mol A hoặc B như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 33,8 gam X phản ứng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, 33,8 gam X phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 sinh ra 0,6 mol Ag. Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,8 gam X thì cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với:
Câu 50:
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Đáp án:

  1. D
  2. C
  3. C
  4. A
  5. B
  6. B
  7. A
  8. D
  9. B
  10. A
  11. C
  12. C
  13. B
  14. C
  15. C
  16. A
  17. D
  18. B
  19. D
  20. D
  21. B
  22. A
  23. A
  24. A
  25. C
  26. D
  27. C
  28. C
  29. B
  30. C
  31. D
  32. D
  33. D
  34. A
  35. A
  36. A
  37. B
  38. B
  39. D
  40. D
  41. B
  42. A
  43. C
  44. A
  45. B
  46. B
  47. C
  48. D
  49. B
  50. C

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016 Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)