Đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Soanbai123.com xin gửi tới các bạn phần trắc nghiệm sinh học lớp 12 – Chương I: Đột biến gen, nhằm củng cố kiến thức thêm kiến thức về gen. Các bạn hãy tự tin để làm bài thật tốt nhé. Chúc các bạn sẽ trở thành những thành viên xuất sắc nhất của Soanbai123!

Mời các bạn tham khảo bài test:

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Chương I: Đột biến gen
Câu 1:
Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 2:

Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là

  • A. vi khuẩn
  • B. động vật nguyên sinh
  • C. 5BU
  • D. virut hecpet
Câu 3:

Mạch gốc của gen ban đầu: 3′ TAX TTX AAA… 5′. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.
Câu 4:

Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A*) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

  • A. T-A.
  • B. A-T.
  • C. G-X.
  • D. X-G.
Câu 5:

Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua

  • A. 1 lần nhân đôi.
  • B. 2 lần nhân đôi.
  • C. 3 lần nhân đôi.
  • D. 4 lần nhân đôi.
Câu 6:

Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây

  • A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
  • B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
  • C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A
  • D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 7:

Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng,  nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

  • A. Mất một cặp nuclêôtit.
  • B. Thêm một cặp nuclêôtit.
  • C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
  • D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Câu 8:

Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen

  • A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
  • B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
  • C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
  • D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 9:

Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G*) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

  • A. T-A.
  • B. A-T.
  • C. G-X.
  • D. X-G.
Câu 10:

Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G*) là G*-X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành cặp

  • A. G-X.
  • B. T-A.
  • C. A-T.
  • D. X-G.
Câu 11:

Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào

  • A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
  • B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
  • C. tổ hợp gen mang đột biến.
  • D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 12:

Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể

  • A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
  • B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
  • C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 13:

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

  • A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
  • B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
  • C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
  • D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 14:

Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

  • A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.
  • B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
  • C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.
  • D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.
Câu 15:

Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:

  • A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.
  • B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
  • C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
  • D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 16:

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

  • A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
  • B. ngắn hơn so với mARN bình thường.
  • C. dài hơn so với mARN bình thường.
  • D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 17:

Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

  • A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
  • B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A.
  • C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X.
  • D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X.
Câu 18:

Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình

  • A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
  • B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
  • C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
  • D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 19:

Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là

  • A. đột biến.
  • B. đột biến gen.
  • C. thể đột biến.
  • D. đột biến điểm.
Câu 20:

Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A*) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành cặp

  • A. T-A.
  • B. G-X.
  • C. A-T.
  • D. X-G.
Câu 21:

Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì

  • A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
  • B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
  • C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
  • D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 22:

Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

  • A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
  • B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
  • C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
  • D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 23:

Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào

  • A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
  • B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
  • C. sức đề kháng của từng cơ thể.
  • D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 24:

Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

  • A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80.
  • B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
  • C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81.
  • D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
Câu 25:
Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua hai lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
  • A. 179.
  • B. 359.
  • C. 718.
  • D. 539.
Câu 26:
Trên vùng mã hóa của một gen không phân nhánh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
  • A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.
  • B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
  • C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.
  • D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.

Đáp án:

  1. C
  2. D
  3. B
  4. D
  5. B
  6. A
  7. C
  8. D
  9. A
  10. C
  11. D
  12. B
  13. C
  14. B
  15. C
  16. D
  17. C
  18. D
  19. D
  20. B
  21. D
  22. A
  23. B
  24. C
  25. D
  26. B

Thảo luận cho bài: Đề thi thử môn Sinh THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)