Đề số 1: THPT Nam trực – Nam Định
Đề số 2: Vật lý lớp 11 kiểm tra học kỳ I – THPT – Đồng Tháp
Thời gian làm bài: 60 phút
A/. PHẦN I (3,0 điểm) :
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất điện động và điện trở trong của nguồn?
A. Pin điện hóa.
B. Thước đo chiều dài.
C. Đồng hồ đa năng hiện số
D. Dây dẫn nối mạch.
Câu 2: Chọn đáp án đúng? về Cặp nhiệt điện:
A. Hai dây dẫn có bản chất khác nhau, hàn nối với nhau ở hai đầu và giữ nhiệt độ hai mối hàn khác nhau.
B. Một vật dẫn và một vật cách điện nối với nhau thành mạch kín.
C. Hai dây dẫn bản chất khác nhau hàn nối với nhau nhúng vào dung dịch axit.
D. Hai dây cùng bản chất nối với nhau thành mạch kín.
Câu 3: Chọn đáp án sai? Khi nói về các công thức tính Điện năng, Công suất, Hiệu suất của nguồn
A. A = E.I.t
B. P = E.I
C. H =E/UN.
D. H = 1 – Ir/E
Câu 4: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Chọn đáp án đúng về cường độ dòng điện ?
A. 12 (A).
B. 1/12 (A).
C. 0,2 (A).
D. 48 (A).
Câu 5: Để các bóng đèn loại 10V – 20W mắc nối tiếp với nhau sáng bình thường ở mạng điện hiệu điện thế là 220V. Số bóng đèn phải mắc với nhau bằng:
A. 20.
B. 24.
C. 220.
D. 22.
Câu 6: Có hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 3 (V) và điện trở trong r = 1Ω. Sau khi mắc thành bộ thì suất điện động của bộ nguồn = 3 (V). Điện trở bộ nguồn bằng:
A. 1 (Ω).
B. 1,5 (Ω).
C. 2 (Ω).
D. 0,5 (Ω).
Câu 7: Bóng đèn loại 120V – 60W hoạt động bình thường. Điện năng bóng đèn tiêu thụ trong 1giờ bằng:
A. 60 (J).
B. 216 (KJ)
C. 3600 (J) .
D. 432 (KJ).
Câu 8: Một bình điện phân có anôt bằng đồng, dung dịch bình điện phân là đồng sunphat (CuSO4) cho A = 64, n =2. Dòng điện chạy qua bình điện phân là 2A, khối lượng đồng thoát ra ở điện cực bình điện phân trong 16 phút 5 giây bằng:
A. 6,4 (g).
B. 0,64 (g).
C. 4,6 (g).
D. 0,46 (g).
Câu 9: Chọn đáp án đúng? Về hạt tải điện trong kim loại.
A. Ion dương.
B. Ion dương và electron.
C. electron tự do.
D. Ion dương, ion âm và electron.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. Đánh lửa ở buzi.
B. Sét.
C. Hồ quang điện.
D. Dòng điện chạy qua thủy ngân.
Câu 11: Ứng dụng của tia lửa điện. Chọn đáp án đúng ?
A. Đèn hình tivi.
B. Hàn điện.
C. Dây mai- xo trong ấm điện.
D. Buzi đánh lửa.
Câu 12: Chọn đáp án đúng nhất? Về bản chất dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của:
A. Các ion dương, ion âm và êlectron.
B. Các ion âm.
C. Các ion dương và ion âm.
D. Các ion dương.
B/. PHẦN II (7,0 điểm):
Bài 1: (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ:
nguồn điện E = 12 (V); r = 6 (Ω) ba điện trở: R1= 2 (Ω); R2= R3 = 8 (Ω). Các dây nối có điện trở không đáng kể.
a/ Tính điện trở tương đương của mạch ngoài? Cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch? Công suất nguồn điện?
b/ Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R1? Và nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R2 sau 20 phút?
c/ Thay R2 bằng vôn kế có điện trở rất lớn? Tìm số chỉ vôn kế?
Bài 2: ( 3,0 điểm) Với một nguồn điện có suất điện động E = 220 (V) có điện trở trong r = 30 (Ω). Một bóng đèn loại 4V – 8W. Một biến trở R. Một tụ điện có điện dung C = 6 (μF).
1/ Bóng đèn 4V- 8W được mắc nối tiếp với biến trở sau đo mắc với nguồn trên thành mạch kín. Tìm R để đèn sáng bình thường?
2/ Người ta dùng nguồn trên và biến trở R để mắc thành mạch kín (hình vẽ), sau đó mắc tụ C song song với R.
a/ Điều chỉnh biến trở R = R1 và R = R2 thấy công suất mạch ngoài như nhau, khi đó điện tích của tụ điện có giá trị tương ứng là Q1 và Q2. Hãy xác định tổng Q1 + Q2?
b/ Thay tu C bằng một đèn điot chân không có Anốt và Catốt cách nhau d = 2cm. Điều chỉnh biến trở R=300Ω. Electron của tia catot rời khỏi Catốt không vận tốc ban đầu đến đập vào Anốt. Giả sử toàn bộ động năng của electron biến thành nhiệt ở Anốt. Tính nhiệt lượng Anốt nhận được từ mỗi electron? Cho qe = – 1,6.10-19 (C).