Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit

Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit

Phương pháp giải các dạng bài tập về muối cacbonat tác dụng với axit được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây với các ví dụ cụ thể cùng các chú ý quan trọng cho các dạng bài tập này.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ

 DẠNG TOÁN MUỐI CACBONAT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

I.PHƯƠNG PHÁP VÀ VÍ DỤ

1.Trường hợp 1: Muối cacbonat + ddHCl →Muối clorua + CO2 + H2O

VD:             Na2CO3 + 2HCl    →  2NaCl  +  CO2  +  H2O

MgCO3  +  2HCl  →   MgCl2  + CO2  +  H2O

Nhận xét:

– Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là:

– Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng:

Gốc =CO3 chuyển thành 2 gốc Cl → 1 mol CO2

60 gam chuyển thành 71 gam, khối lượng tăng 11g.

( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

Có thể tóm tắt bằng sơ đồ:     ( R + 60) gam →  (R + 71) gam

Từ đó ta có công thức tính nhanh:

Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit

Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit

Ví dụ 1. Cho 4,41 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan.

Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít

Nhận xét. Bài tập cho biết khối lượng hỗn hợp 3 muối mà chỉ cho biết 2 giữ kiện: Tống khối lượng muối cacbonat tham gia phản ứng và tổng khối lượng muối clorua sinh ra. Nếu áp dụng phương pháp làm thông thường: Viết PTHH rồi đặt ẩn và lập hệ phương trình … thí không cho kết quả chính xác. Do vậy phải áp dụng công thức giải nhanh

Ví dụ 2. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 10,3 gam                   B. 10,33 gam                 C. 30 gam             C. 13 gam

Nhận xét. Bài tập này chưa cho biết công thức có thể của muối cacbonat nên áp dụng cách giải thông thường thì không cho kết quả chính xác. Cho dù không cho biết rõ công thức hóa học của muối tham gia, vẫn có thể áp dụng công thức giải nhanh để làm.

Giải:

*Cách 1.

– Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Áp dụng công thức:

Tống khối lượng muối clorua = 10 + 0,03´11 = 10,33(g).

=>Chọn đáp án B

*Cách 2:    Có thể không cần viết PTHH mà chỉ cần nhớ  : Muối cacbonat tác

dụng với axit HCl thì :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

10 + 0,06 ´36,5 = mmuối + 0,03´44 + 0,03´18

=>      mmuối = 10,33gam.

=>Chọn đáp án B

2. Trường hợp 2: Muối cacbonat + H2SO4(loãng)  Muối sunfat + CO2 + H2O

VD:      Na2CO3 + H2SO4   →   Na2SO4  +  CO2  +  H2O

MgCO3  +  H2SO4   →  MgSO4  + CO2  +  H2O

Nhận xét:

– Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là:

– Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối sunfat, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng:

Gốc =CO3 chuyển thành =SO4

60 gam chuyển thành 96 gam, khối lượng tăng 36g.

Có thể tóm tắc bằng sơ đồ:

(R + 60) gam    →    (R + 96) gam . 1 mol CO2

Từ đó ta có công thức tính nhanh:

Ví dụ 1. Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc.

a/ Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

A. 100 ml             B. 40ml                C. 30 ml               D. 25 ml

b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

A. 11,6g               B. 13g                  C. 3,16g               D. 14,2g

Giải:

* Cách 1. Cách làm thông thường

a/

Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4    → Na2SO4           +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol           x mol

K2CO3  +  H2SO4   →  K2SO4     +   CO2     +    H2O  (2)

y mol         y mol          y mol            y mol

Từ (1) và (2) có hệ phương trình

Giải hệ phương trình trên  ta được

Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol

lít = 40 ml. Chọn đáp án B

b/ Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 mol

Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 0,01.142 + 0,01.174 = 3,16 gam.

=>Chọn đáp án C

* Cách 2.a/ Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì

lít = 40ml. Chọn đáp án  B

b/ Áp dụng công thức

mmuối sunfat = 2,44 + 36. 0,02 = 3,16g.

=>Chọn đáp án D

* Nhận xét: Nếu làm theo cách thông thường thì HS mất nhiều thời gian và HS phải viết PTHH, biết cách lập hệ phương trình và giải hệ phương trình. Do vậy dài và mất nhiều thời gian. Với cách giải 2 thì HS không cần lập phương trình hóa học và hệ phương trình mà chỉ áp dụng công thức có thể cho ngay đáp án chính xác

Ví dụ 2. Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K2CO3; Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dd H2SO4 0,5M.

a/ Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,336 lít           D. 0,672 lít

b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

A. 3,42 g              B. 4,36 g              C. 5,23 g              D. 4,12 g

Giải:

a/ = 0,5. 0,06 = 0,03 mol

Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì 0,03 mol

0,672 lít.

=>Chọn đáp án D

b/ Áp dụng công thức

Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 3,28 + 36.0,03 = 4,36 gam.

=>Chọn đáp án B

Ví dụ 3. Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít

Giải:

Áp dụng công thức

= 0,672 lít.

=>Chọn đáp án C

II.BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1.  Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:

A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 9,265 gam          D.12,65 gam

Bài 2 Cho 115g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl.  Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 115,22g muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B.0,448 lít               C. 1,22 lít             D. 0,336 lít

Bài 3 Hòa tan 5g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12l khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

A. 11,1g               B. 5,55g                   C. 16,5g               D. 22,2g

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 36 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loai đứng kế tiếp nhau trong nhóm II A, trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít CO2 và dung dịch Y.Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 39,5 gam                   B. 40,5 gam                   C. 41,5 gam                   D. 42,5 gam

Bài 5. Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dd H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 2,24 lít             B. 3,36 lít             C. 4,48 lít             D. 6,72 lít

Bài 6. Cho 2,96 g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4, sau phản ứng thu được 0,672 lít CO2 ở đktc. Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

A.  3,04 gam       B. 4,04 gam                   C. 4,03 gam                   D. 4,02 gam

Bài 7. Cho m gam hỗn hợp 3 muối FeCO3; MgCO3; Na2CO3 tác dụng vừa 60 ml dd H2SO4 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 5,94 g muối sunfat. Giá trị của m là

A. 3 g                             B. 3,03 g              C. 3,06 g              D. 4,86 g

Bài 8: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dd H2SO4 dư, thu được dd A và 0,672 lít khí (đktc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan.m có giá trị là:

A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 15,08 gam          D.12,65 gam

III.ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ

1-A 2-B 3-C 4-C 5-B 6-B 7-D 8-C

Thảo luận cho bài: Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit