Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ

Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ

Bài viết giúp học sinh biết cách xác định tên nguyên tố dựa vào phương trình phản ứng của chúng.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Lý thuyết trọng tâm về Metan

 I.Phương pháp

Dạng toán tìm tên nguyên tố A dựa vào phản ứng hóa học:

+ Giả thiết và đặt điều kiện cho bài toán để có thể viết được PTHH và đưa bài toán về dạng cơ bản.
+ Dựa vào phương trình tìm số mol của nguyên tố A hoặc hợp chất của nguyên tố A

+ Tìm tên nguyên tố A thông qua nguyên tử khối: M =

Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ

Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ

II.Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho 12 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2l lit khí (đktc). Xác định kim loại hoá trị II?

Hướng dẫn giải:

Gọi kim loại hoá trị II là R

R + H2SO4 → RSO4 + H2

Số mol H2 = 11,2/22,4= 0,5 (mol)

Từ pt => số mol R = số mol H2 = 0,5 (mol)

Ta có: MR = mR/nR = 12/0,5 = 24

Vậy kim loại cần tìm là Mg

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại R hoá trị II vào 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M thấy có khí thoát ra. Để trung hoà lượng axit dư phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định R?

Hướng dẫn giải:

R + H2SO4 → RSO4 + H2 (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2­SO4 + 2H2O (2)

Số mol NaOH = 0,06*0,5 = 0,03 (mol)

Số mol H2SO4 bđ = 0,3 * 0,25 = 0,075 (mol)

Từ pt (2) => số mol H2SO4 (pt2) = Số mol NaOH/2 = 0,015 (mol)

=> số mol H2SO­4 (pt 1) = số mol H2SO4 bđ – số mol H2SO4 (pt2)

= 0,075 – 0,015 = 0,06 (mol)

Từ pt (1) => số mol R = số mol H2SO4 (pt 1) = 0,06 (mol)

=> MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24

Vậy kim loại R là Mg

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lit khí (đkc). Xác định kim loại M?

Hướng dẫn giải:

Với bài toán không cho hoá trị kim loại, ta biện luận: hoá trị kim loại là 1,2 hoặc 3

Gọi hoá trị của kim loại M là x

2M + xH2SO4 → M2(SO4)x + xH2

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)

Từ pt => số mol M = 0,2*2/x = 0,4 /x ( mol)

Ta có: MM = m/n = 13x/0,4 = 32,5 x

Biện luận:

Hoá trị 1 2 3
M 32,5 65 97,5
loại nhận loại

Vậy kim loại M là kẽm (M=65, hoá trị 2)

Bài 4: Cho 0,05 mol muối CaXtác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 18,8 gam kết tủa. Công thức phân tử của muối?

Hướng dẫn giải:

CaX2 + AgNO3 → 2AgX + Ca(NO3)2

0,05                    0,05

Từ pthh ta có: nAgX = 2nCaX2 = 2.0,05 = 0,1 mol

MAgX =  = 188

=>108 + MX = 188

=> MX = 80 =>M là Brom

Bài 5: M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M

2. Tính % thể tích các khí trong A.

Hướng dẫn giải:

1. Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.

M   +  2HCl    MCl2  +  H2                                                 (1)

a                                         a                                (mol)

MCO3   +  2HCl    MCl2  +  CO2  +  H2O        (2)

b                                                 b                       mol)

Số mol H2 =  = 0,2  nên:  a + b = 0,2                        (3)

MA = 11,52 = 23 nên  hay 2a + 44b = 4,6 (4)

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8                                    (5)

Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).

2. %  = 50%; %  = 50%.

Bài 6: Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%.

Xác định công thức oxit kim loại M.

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol oxit MO = x mol.

MO   +  H2SO4    MSO4  +  H2O

x             x                 x                    mol

Ta có: (M + 16)x = a

Khối lượng dung dịch axit H2SO4 ban đầu =  = 560x (g)

Khối lượng dung dịch sau phản ứng = a + 560x = (M + 16)x + 560x.

= (M+96)x

Theo bài: C% (MSO4) = 20% nên:  =

=>M = 24   =>M là Mg

Oxit kim loại cần tìm là MgO

Bài 7: Cho 10,8 gam một kim loại hóa trị III tác dụng với Cl2 có dư thì thu được 53,4 gam muối. Xác định kim loại đem phản ứng?

Hướng dẫn giải:

Gọi kim loại hóa trị III chưa biết là R

Đặt nguyên tử khối của R là M với M > 0.
2R + 3Cl2 —> 2RCl3
Cứ 2M gam R thì tạo ra 2(M + 35,5.3) gam RCl3
Vậy 10,8 gam R thì tạo ra 53,4 gam RCl3
—> 10,8.2(M + 35,5.3) = 53,4.2M
—> M = 27
Kết luận: Nguyên tố kim loại hóa trị III, có nguyên tử khối là 27 chính là Al.

Thảo luận cho bài: Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ