Trắc nghiệm sinh học lớp 12 – Chương I: Điều hòa hoạt động gen

Chương I: Điều hòa hoạt động gen

Xin chào tất cả các bạn học sinh, các bạn đã hoàn thành tốt 2 phần đầu của chương I với kết quả rất cao đúng không? Hôm nay Soanbai123.com xin gửi tới các bạn phần Trắc nghiệm sinh học lớp 12 – Chương I: Điều hòa hoạt động gen, hãy tập trung và làm bài thật tốt nhé. Chúc các bạn thành công!

Làm thêm:

Trắc nghiệm sinh học lớp 12 – Chương I: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 1:

Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

  • A. điều hòa quá trình dịch mã.
  • B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
  • C. điều hòa quá trình phiên mã.
  • D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì

  • A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành
  • B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
  • C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
  • D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 3:

Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

  • A.  vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
  • B.  gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
  • C.  gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
  • D.  vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 4:

Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng

  • A. vận hành.
  • B. điều hòa.
  • C. khởi động.
  • D. mã hóa.
Chương I: Điều hòa hoạt động gen

Chương I: Điều hòa hoạt động gen

Câu 5:

Operon là

  • A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
  • B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
  • C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
  • D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.
Câu 6:

Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

  • A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
  • B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
  • C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
  • D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 7:

Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn

  • A. phiên mã.
  • B. dịch mã.
  • C. sau dịch mã.
  • D. sau phiên mã.
Câu 8:

Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường

  • A. không có chất ức chế.
  • B. có chất cảm ứng.
  • C. không có chất cảm ứng.
  • D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 9:

Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là

  • A. vùng điều hòa.
  • B. vùng vận hành.
  • C. vùng khởi động.
  • D. gen điều hòa.
Câu 10:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách

  • A. liên kết vào vùng khởi động.
  • B. liên kết vào gen điều hòa.
  • C. liên kết vào vùng vận hành.
  • D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 11:

Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?

  • A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
  • B. Khi môi trường không có lactôzơ.
  • C. Khi có hoặc không có lactôzơ.
  • D. Khi môi trường có lactôzơ.
Câu 12:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất

  • A. xúc tác
  • B. ức chế.
  • C. cảm ứng.
  • D. trung gian.
Câu 13:

Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là

  • A. vùng điều hòa.
  • B. vùng khởi động.
  • C. gen điều hòa.
  • D. vùng vận hành.
Câu 14:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là

  • A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
  • B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
  • C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
  • D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 15:

Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với

  • A. vùng khởi động.
  • B. enzim phiên mã
  • C. prôtêin ức chế.
  • D. vùng vận hành.
Câu 16:

Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là

  • A. vùng vận hành.
  • B. vùng khởi động.
  • C. vùng mã hóa.
  • D. vùng điều hòa.
Câu 17:

Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là

  • A. vùng vận hành.
  • B. vùng mã hóa.
  • C. gen điều hòa.
  • D. gen cấu trúc.
Câu 18:

Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là

  • A. vùng khởi động.
  • B. gen điều hòa.
  • C. vùng vận hành.
  • D. vùng mã hoá.
Câu 19:

Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

  • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A.
  • D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
Câu 20:

Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

  • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ.
  • C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
  • D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.
Câu 21:

Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:

  • A. vi khuẩn lactic.
  • B. vi khuẩn E. coli.
  • C. vi khuẩn Rhizobium.
  • D. vi khuẩn lam.
Câu 22:

Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:

  • A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
  • D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
Câu 23:

Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng

  • A. khởi động.
  • B. vận hành.
  • D. kết thúc.
  • D. vùng vận hành.
Câu 24:

Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

  • A. vùng khởi động.
  • B. vùng kết thúc.
  • C. vùng mã hoá
  • D. vùng vận hành.
Câu 25:

Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:

  • A. O (operator).
  • B. P (promoter).
  • C. Z, Y, Z.
  • D. R.
Câu 26:

Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?

  • A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
  • B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
  • C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
  • D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
Câu 27:

Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

  • A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
  • B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
  • C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
  • D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.
Câu 28:

Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?

  • A. Menđen và Morgan.
  • B. Jacôp và Mônô.
  • C. Lamac và Đacuyn.
  • D. Hacđi và Vanbec.

Đáp án:

  1. B
  2. A
  3. A
  4. C
  5. D
  6. A
  7. A
  8. D
  9. B
  10. C
  11. B
  12. C
  13. B
  14. C
  15. C
  16. B
  17. C
  18. B
  19. C
  20. A
  21. B
  22. D
  23. B
  24. D
  25. B
  26. C
  27. B
  28. B

Thảo luận cho bài: Trắc nghiệm sinh học lớp 12 – Chương I: Điều hòa hoạt động gen