Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 10

Câu 61: Trong các dòng sau, dòng nào có sử dung quan hệ từ?

  1. Vừa trắng lại vừa tròn.
  2. Bảy nổi ba chìm
  3. Tay kẻ nặn.
  4. Giữ tấm lòng son.

Câu 62: Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thơ nào?

  1. Song thất lục bát.
  2. Lục bát.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Ngũ ngôn.

Câu 63: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Xế trưa                                    3. Xế chiều.
  2. Ban mai                                   4. Đêm khuya

Câu 64: Nội dung của bài thơ “Qua đèo Ngang” là gì?

  1. Miêu tả cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút.
  2. Miêu tả cảnh tượng đèo Ngang thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
  3. Thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 65: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là của tác giả nào?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Nguyễn Du
  3. Nguyễn Khuyến
  4. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 66: Thể thơ của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” giống thể thơ của bài thơ nào sau đây?

  1. Bài ca Côn Sơn
  2. Sông núi nước Nam.
  3. Qua đèo Ngang
  4. Sau phút chia ly.
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9

Câu 67: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng ghi chữ Đ, nhận xét nào sai ghi chữ S (Nhận xét hai bài thơ Qua đèo NgangBạn đến chơi nhà)?

  1. Hai bài thơ đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú.
  2. Hai bài thơ diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm.
  3. Hai bài thơ kết thúc bởi ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của mỗi bài hoàn toàn khác nhau.
  4. Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dân dã, dí dỏm.

Câu 68: Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn bát cú.
  2. Thất ngôn tứ tuyệt.
  3. Ngũ ngôn.
  4. Lục bát.

Câu 69: Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là?

  1. Tiên thơ.                      3. Thần thơ
  2. Thánh thơ                    4. Chúa thơ.

Câu 70: Nối từ cột (A) với nét nghĩa phù hợp ở cộ (B)

     Cột (A)                                    Cột (B)

  1. Lạnh                                       a- Rét và buốt
  2. Lành lạnh                              b- Rất lạnh
  3. Rét                                          c- Hơi lạnh
  4. Giá                                          d- Trái nghĩa với nóng

Câu 71: Thể thơ của bài “Tĩnh dạ tứ” cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây ?

  1. Qua đèo Ngang
  2. Bài ca Côn Sơn
  3. Sông núi nứơc Nam
  4. Phò giá về kinh.

Câu 72: Nhà thơ Lí Bạch là một?

  1. Nhà thơ nổi tiếng thời Tống
  2. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường
  3. Nhà thơ nổi tiếng thời Hán
  4. Nhà thơ nổi tiếng thời Thanh

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9

Câu 73: Câu 3 và 4 trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”  sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  1. So sánh                                    3. Ẩn dụ
  2. Đối lập                                    4. Hoán dụ

Thảo luận cho bài: Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 9