Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 trường Thanh Ba năm 2013-2014

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:

Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, gương cặp mắt căng rộng, và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011

  1. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.

b.Tìm trong đoạn văn trên những câu đặc biệt.

 

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người  phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ sau:

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

Câu 3. (6,0 điểm)

Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.

 

 

————HẾT—————

HƯỚNG DẪN CHẤM
  1. Hướng dẫn chung

– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

– Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

– Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.

  1. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1

(2,00)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: liệt kê, so sánh 1.00
b. Các câu đặc biệt: 4 câu. Cụ thể:

Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

1.00
Câu 2

(2,00)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và thân phận của người  phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)
– Về mặt hình thức: đáp ứng yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy). 1.00
– Về mặt nội dung:  nêu được cảm nghĩ về vẻ đẹp và thân phận của người  phụ nữ Việt Nam ngày xưa được thể hiện trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

+ Vẻ đẹp: hình thức và nhân phẩm (tròn đầy, trong trắng, son sắt) được thể hiện qua hình ảnh của chiếc bánh trôi (vừa trắng vừa tròn; tấm lòng son)

+ Thân phận: nổi nênh, không tự định đoạt được số phận của mình được thể hiện qua sự nổi, chìm, rắn nát của chiếc bánh trôi (Bảy nổi ba chìm, rắn nát…)

1.00
Câu 3

(6,00)

Hãy làm sáng tỏ quan niệm: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. 6,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

– Biết vận dụng kĩ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.

– Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho.

Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:

– Dẫn dắt vấn đề và nêu được quan niệm cần làm sáng tỏ: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. 1.50
– Nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ của quan niệm:

+ Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đường đến trường của học sinh tuy khác nhau ở điểm xuất phát nhưng giống nhau ở điểm đến; ngôi trường là “mái nhà chung”.

+ Chứng minh sự khác nhau của con đường từ nhà đến trường: mỗi em đều có một mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng…

+ Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đường đến trường: nơi ấy là ngôi trường.

+ Chứng minh ngôi trường là mái nhà chung: nơi ấy là đích đến của người học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng đạo đức; nơi ấy các em sẽ được sống trong tình yêu thương, dạy bảo của thầy cô giáo; trong tình thân ái, sự san sẻ của bạn bè.

– Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.

3.00
– Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trường trong cuộc đời của mỗi con người. 1,50
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011

Thảo luận cho bài: Khảo sát chất lượng học sinh giỏi huyện Quế Sơn năm 2010-2011