Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hoằng Hóa môn Ngữ văn 7 năm 2013-2014

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hoằng Hóa môn Ngữ văn 7

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 trường THCS Minh Diệu năm 2013-2014

Câu 1: (5,0 điểm)

  1. Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn sau:

“Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.”

(Theo Trường Chinh)

  1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hoằng Hóa môn Ngữ văn 7

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hoằng Hóa môn Ngữ văn 7

Câu 2: (5,0 điểm)

Phần kết văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết:

“Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.

Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…”

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của  ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi).

Câu 3: (10,0 điểm)

Nhận xét về hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:

“Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”.

Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Hết

Họ tên thí sinh:…….     Chữ kí của giám thị:1………………..

Số báo danh:……………..                                        Chữ kí của giám thị 2:……………….

  • Giám thị không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC

Hướng dẫn chấm này có 03 trang

I.Yêu cầu chung:

– Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.

– Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, cần sử dụng mức điểm một cách hợp lí . Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

II.Yêu cầu cụ thể

Câu Nội dung cần đạt Thang điểm
1

5,0 điểm

Ý a.

Học sinh chỉ ra được các kiểu liệt kê

– Liệt kê theo từng cặp: lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù

– Liệt kê không theo từng cặp: điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập

– Liệt kê tăng tiến: cảm thông…dấn mình…trái tim đập một nhịp…, san sẻ vui buồn, sướng khổ…

*Tác dung: Sử dụng các phép liệt kê làm cho vấn đề đặt ra được thể hiện đầy đủ, sinh động, đồng thời biểu thị được tinh thần hăng hái, quyết tâm đi sâu, đi sát quần chúng của người cách mạng.

Ý b.

– HS chỉ ra được thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm”

– Tác dụng:

+ Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”. Chỉ ra sự sáng tạo trong vận dụng thành ngữ dân gian: “ba chìm bảy nổi” đảo thành “bảy nổi ba chìm”

+ Với việc sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” trong bài thơ đã diễn tả sự long đong lận đận, bế tắc, tuyệt vọng… về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2,5

0,5

0,5

0,5

1,0

2,5

0,5

1,0

1,0

2

5,0 điểm

* Yêu cầu về kĩ năng:

Đảm bảo bài văn ngắn có bố cục khoảng một trang giấy thi, biết cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học, diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu vị trí và nội dung của đoạn văn cảm nhận.

– Đoạn văn với ngôn ngữ trong sáng, lối so sánh nhân hóa độc đáo.

– Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã.

– Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình người: nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh…

– Ca Huế làm giàu tâm hồn con người hướng con người đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…

– Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.

* Đánh giá: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.

0,5

4,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

0,5

0,5

3

10,0 điểm

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Đảm bảo bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác.

– Lời văn chuẩn xác diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp, cảm xúc sâu sắc.

2. Yêu cầu về kiến thức:

* Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ, trích dẫn nhận định.

* Giải thích: Học sinh cần giải thích được

– Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:

Học sinh làm sáng tỏ qua hai luận điểm cơ bản sau:

1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

– Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại.

– Là sự say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có thần bậc, giao hòa quấn quýt.

+ Trong bài Rằm tháng giêng: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian. Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

– Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước. (HS lấy dẫn chứng, phân tích, làm rõ luận điểm)

– Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Cả hai bài thơ đều được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong cả hai bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung

+ Thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng -> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.

1,0

9,0

1,0

1,0

0,5

1,0

1,0

0,5

1,0

0,25

0,5

0,5

0,75

1,0

  • Lưu ý: Trân trọng bài làm có sáng tạo, cá tính, văn viết trong sáng.

Nếu chỉ phân tích bài thơ mà không có luận điểm khái quát và đánh giá thì không cho quá ½ số điểm.

Thảo luận cho bài: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Hoằng Hóa môn Ngữ văn 7 năm 2013-2014