Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 5
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 4
Câu 21: Hãy nối cụm từ ở cột (A) với cụm từ ở cột (B) cho phù hợp giũa địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao.
Cột (A) Cột (B)
Sông Lục Đầu Có thành tiên xây
Núi Đức Thánh Tản Sáu khúc nước xuôi một dòng
Sông Thương Thắt Cổ Bồng, có thánh sinh
Tỉnh Lạng Bên đục bên trong
Câu 22: Địa danh nào không hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau:
Đường vô …………………………………… quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô ……………………………… thì vô
- Xứ Huế
- Xứ Lạng
- Xứ Nghệ
- Xứ Quảng
Câu 23: Từ láy là gì?
- Từ có nhiều tiếng có nghĩa
- Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu.
- Từ có các tiếng giống nhau về phần vần.
- Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
Câu 24: Từ nào dưới đây là từ láy?
- Nước non.
- Lận đận
- Thân phận.
- Con cuốc.
Câu 25: Từ nào dưới đây không phải là từ láy?
- Xinh xắn 3. Gần gũi
- Đông đủ 4. Dễ dàng
Câu 26: Trong những từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
- Mạnh mẽ 3. Ấm áp
- Mong manh 4. Thăm thẳm
Câu 27: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy:
……………… rào ; ……………… bẩm ; ……………… tìm ; ……………… nhẻ ; ……………… lùng ; ……………… chít
trong ……………… ; ngoan ……………… ; lồng ……………… ; min ……………… ; bực ……………… ; đẹp ………………
Câu 28: Hình ảnh con cò trong bài ca dao than thân thứ nhất “Nước non lận đận một mình …” thể hiện điều gì về thân phận người nông dân?
- Nhỏ bé, bị hắt hủi.
- Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay.
- Bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
- Găp nhiều oan trái.
Câu 29: Cụm từ nào sau đây không có cấu trúc của một thành ngữ bốn tiếng như: “Gió dập sóng dồn”
- Lên thác xuống ghềnh.
- Nước non lận đận.
- Nhà rách vách nát.
- Gió táp mưa sa.
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 – Phần 5
Câu 30: Biện pháp nghệ thuật nào không được sử dụng ở cả 3 bài ca dao than thân?
- Những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ.
- Thể thơ lục bát, âm điệu thương cảm.
- Nhiều điệp từ, điệp ngữ.
- Những hình ảnh mang tính truyền thống.