Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen

Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen

Xác định số liên kết hidro và liên kết hóa trị được hình thành và bị phá hủy trong nhân đôi

Bài viết cung cấp các dạng bài tập có liên quan đến đột biến gen và kèm theo một số lưu ý thường gặp khi giải các dạng đó.

Cuối bài là phần đáp án của các câu trắc nghiệm. Sau khi giải xong bài tập các bạn nhớ so lại đáp án nhé có gì thắc mắc các em có thể để lại các bình luận bên dưới nhé.

Dạng 1 : Nhận diện thể đột biến gen

Với dạng bài này các em cần chú ý định nghĩa thể đột biến . Một cơ thể được coi là đột biến khi gen đột biến được biểu hiện ra thành kiểu hình .Gen bị đột biến thành gen lặn thì thể đột biến được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn

Gen đột biến trội được biểu hiện ngay ở thể dị hợp

Ví dụ : Gen A bị đột biến thành gen lặn a . Kiểu hình bình thường có kiểu gen là A A hoặc Aa , thể đột biến có kiểu gen .

Nếu gen b bị đột biến thành gen B thì kiểu hình bình thường sẽ có kiểu gen bb, thể đột biến có kiểu gen B- (Bb hoặc BB)

Câu 1: Cho biết gen A đột biến thành gen a, gen B đột biến thành gen b. 2 cặp gen này qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập. Trong các cá thể mang kiểu gen sau đây:

1. AABB              2. AaBB            3. Aabb                   4.  aabb                              5. AaBb

Những cá thể là thể đột biến là:

Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen

Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen

A. 4                               B. 2, 3, 4, 5                       C. 1, 4                                      D. 3, 4

Câu 2 : Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến ?

A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.                B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.

C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.                D. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.

Câu 3:  Giả sử một thể đột biến lặn ở một gen trên NST thường quy định . giả sử trong một phép lai trong các loại giao tử đực thì giao tử mang đột biến lặn chiếm 15% . Trong số các giao tử cái thì đột biến lặn chiếm 20% . Tỷ lệ kiểu hình thể đột biến là

A . 3%                      B 17%                         C . 68%                          D 12%

Dạng 2 : Xác định sản phẩm tạo ra của quá trình đột biến .

Trong bài toán cho sẵn đột biến mất, thêm , thay thế ở một vị trí nhất định nào đó thì các bạn đặc biệt nên ghi nhớ các bộ ba kết thúc ( UAA , UAG và UGA ) để xác đinh được sản phẩm được tạo ra do các gen bị đột biến .

Một phần đáng chú ý khi giải các bài tập này là các bạn nên:  

–          Xác định được mạch đã cho trong bài là mạch gốc hai mạch bổ sung của phân tử ADN

–          Chú ý  chiều bắt đầu dịch mã trên m ARN là từ chiều 5’ – 3’ .  

Chúng ta cùng  áp dụng kiến thức để làm các bài tập  trắc nghiệm sau

Câu 4:   Ở một sinh vật nhân sơ có đoạn đầu của gen cấu trúc có trình tự nucleotit trên mạch gốc là

5‘..ATG- TXX- TAX–TAX– TXT -TAG–TXT – AGX – GXG – GTX – ATT.. 3’

Tác nhân đội biến làm cặp nucleotit 16 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số aa là

A . 4                    B .  5                              C. 8 .                    D. 9

Câu 5 : Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:

3’TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXA5’

Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra?

A.  Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu.

B.  Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ ba sau đột biến.

C.  Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin.

D.  Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu.

Dạng 3 : Tính số nucleotit trong gen đột biến

Khi gen bị đột biến thì thường số lượng số nucleotit trong gen thường bị biến đổi so với ADN và gen ban đầu. Để xác định số lượng từng loại nucleotit trong gen sau đột biến thì các em nên vận dụng các công thức có liên quan đến cấu tạo của ADN

Câu 6:   Một phân tử ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần trăm giữa nucleotit loại A và một số nucleotit khác loại là 20 % . Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài của đoạn ADN thêm  17 A 0  và nhiều hơn ADN  ban đầu là 13 liên kết hidro . Số nucleotit loại A sau đột biến là

A . 843                      B . 842                  C . 840 .                              D 363

Câu 7 :  Gen A dài 5100 A0  và có hiệu số tỷ lệ giữa A với một loại Nu khác là 10 % Gen bị đột biến điểm  thành gen a có số liên kết giảm đi 2 so với gen A . Số lượng nucleotit từng loại của gen a là

A . A = T = 898 , G = X = 602                                     B. A = T = 902 , G = X = 598

C . A = T = 900, G = X =600                                       D. A = T = 899 , G = X = 600

Câu 8:   Một gen có chiều dài là 2805A0  có tổng số liên kết hidro 2075 . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng  giảm đi 2 liên kết H . Số nucleotit từng loại khi gen đột biến là

A . A= T = 399 , G = X = 426                    B . A= T = 401 , G = X = 424

C.A= T =  402 , G = X = 423                     D. A= T = 403 , G = X = 422

Câu 9:  Gen A có 3120 liên kết Hidro, trong đó số lượng A chiếm 20% số nu của gen. Gen A bị đột biến do tác động của một phân tử 5BU thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 2 đợt môi trường nội bào cung cấp số nu từng loại là :

A. A=T=1446, G=X=2154                             B. A=T=1443, G=X=2157

C. A=T=1434, G=X=2166                              D. A=T=1437, G=X=2163

Câu 10: Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên mạch  của một gen có A= T , G = 2A , X = 3T . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H . Gen đột biến có

A.A=  558         B. G = 226          C.  X= 478          D.       T = 226

Câu 11:  Gen ban đầu có 3600 liên kết hidro và có tỷ lệ A:G = 1:2 . Sau đột biến gen có 2400 nucleotit với 3200 liên kết hidro .Số nucleotit mỗi loại bị mất là bao nhiêu

A. A= T = 100, G=X = 200          B. A= T = 50 , G= X = 100

C. A= T = 100 ; G= X = 50          D. G = X = 100 , A= T = 200

Câu 12:  Một gen dài 4080 A và có T = 1.5 X .Sau đột biến mất một đoạn gen , gen còn lại có A= 640 và 2240 liên kết hidro . Tính số nucleotit loại G đã mất

A. 320         B. 160           C. 120          D. 240

Câu 13:  Gen B có chiều dài 0.51 µm và có tỷ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo thành alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro . khi tế bào bước vào nguyên phân ở kì giữa tổng số nucleotit từng loại trong gen B và b là

A. A=T = 4202 , G = T = 1798                          B. A=T = 999 , G = T = 2101

C. A=T = 900, G = T = 2010                             D. A=T = 1798 , G = T = 4202

Dạng 4 : Xác định dạng đột biến gen :

Sau khi làm thành thạo các bài tập ở dạng 3 thì các em có thể tiếp tục vận dụng thêm các công thức để có thể hàn thiện tốt các bài có liên quan đến dạng 4 

Để xác định được các dạng đột biến các em cần chú ý :

Đột biến thêm , mất sẽ làm thay đổi chiều dài của nucleotit

Đột biến thay thế không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng thay đổi số liên kết hidro

Thuật ngữ đột biến điểm là đột biến thường chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit . Đột biến điểm gồm đột biến thêm , mất một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit .

Câu 14:  Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen a . Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất tạo ra các gen con . Các gen con lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2 . Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclotit loại A và 1617 nucleotit loại G . Dạng đột biến xảy ra với gen A là

A . Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X   B . Thay thế một cặp nucleotit G- X  bằng một cặp A- T

C. Mất một cặp G- X                                                     D. Mất một cặp  A- T

Câu 15: Gen S bị đột biên thành gen s .Khi gen S và gen s cùng nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotit . Dạng đột biến xảy ra với gen S là

A. Bị mất một cặp nucleotit                            B. đảo vị trí 2 cặp nucleotit

C . Mất hai cặp nucleotit                                  D.Thay thế một cặp nucleotit

Câu 16: Một gen A có 3598  liên kết hóa trị giữa các nucleotit gen này bị đột biến điểm thành gen a . Khi gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 25214  nucleotit tự do . Đột biến gen a thành gen a thuộc dạng đột biến nào

A. Thay thế một cặp nucleotit cùng loại                    B. Thay thế một cặp nucleotit khác loại

C. Mất một cặp nucleotit                                         D. Thêm một cặp nucleotit

Câu 17:  Một gen có cấu trúc có 150 chu kì xoắn có số nucleotit loại T chiếm 30 % tổng số nucleotit của gen . Một đột biến điểm đã tạo ra gen đột biến có chiều dài 5100 A  0  và có 3599 liên kết hidro . Gen trên đã  bị đột biến dạng

A . Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X   B . Thay thế một cặp nucleotit G- X  bằng một cặp A- T

C. Thêm  một cặp  A- T                                                D. Mất một cặp  A- T

Câu 18: Gen A bị đột biến thành gen a . Chiều dài của mỗi gen là bằng nhau và bằng 4080 A 0 . Gen trội A có A- G = 20% tổng số nucleotit của gen . Gen a có 2758 liên kết hidro . Gen A bị đột biến dạng gì ?

A.  Thay thế 2 căp A- T bằng 2 cặp G- X          B.  Thay thế 2 căp G- X bằng 2 cặp A- T

C.  Thay thế 3 căp A- T bằng 3  cặp G- X         D.  Thay thế 3 căp G- X bằng 3 cặp A- T

Câu 19:  Ở ruồi giấm gen A quy định tính trạng mắt đỏ bị biến đổi thành gen a quy định mắt trắng. Khi hai gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong gen mắt đỏ ít hơn trong các gen mắt trắng 32 nucleotit tự do và gen mắt trắng tăng thêm 3 liên kết hidro . Hãy xác định những biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến .

A. Thêm một cặp G- X                                     B. Mất một cặp G-X

C. Thay thế môt cặp A- T bằng G- X                  D. Thay thế một cặp G- X bằng 1 cặp A- T

ĐA : 1 D – 2 D – 3 A -4 A- 5 D – 6B – 7 D – 8 C – 9 D – 10 D – 11 B – 12 B – 13 D – 14 A – 15 C – 16 D – 17 B – 18 B – 19 A

Thảo luận cho bài: Các dạng toán thường gặp trong bài toán có liên quan đến đột biến gen