Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị

Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị

Sau khi học xong phần cơ chế di truyền biến dị cấp độ thì học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau:

I. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG:

1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

– Tự nhân đôi AND (tự sao)

– Phiên mã (tổng hợp ARN)

– Dịch mã (sinh T/h Pr)

– Điều hòa hoạt động gen.

2. Biến dị:

– Đột biến gen

– Đột biến cấu trúc NST

– Đột biến số lượng NST

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

1. Gen, mã di truyền, cơ chế tự x 2 ADN

a. Mức độ biết, thông hiểu:

– Khái niệm về gen, cấu trúc chung của gen?

– Thế nào là mã di truyền, các đặc điểm của mã di truyền, số lượng mã di truyền, số lượng mã di truyền mã hóa aa, số lượng mã di truyền không mã hóa aa, là những mã nào?

– Quá trình tự nhân đội AND:

+ Diễn ra ở đâu trong TB?

+ Các loại enzim tham gia, chức năng của từng loại enzim là gì?

+  Cơ chế tự nhân đôi?

+ Quá trình tự x 2 diễn ra theo nguyên tắc nào?

+ Kết quả?

+ Ý nghĩa?

Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị

Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị

b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao

– Cấu trúc không phân mảnh của gen ở sinh vật nhân sơ, phân mảnh của gen ở sinh vật nhân thực có ý nghĩa gì?

– Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?

– Các mã di truyền cùng mã hóa cho 1 loại axitamin (mã thái hóa) có đặc điểm gì (thường gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nu thứ 3) ?

– Quá trình tự nhân đôi cần các nu tự do loại nào? Tại sao?

– Tai sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch tổng hợp liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?

– Quá trình tự x2 của virus diễn ra theo nguyên tắc nào?

– Đặc điểm khác biệt giữ nhân đội AND ở Sv nhân sơ và sinh vật nhân thực là gì?

– Giải được các bài tập liên quan đến cấu trúc của AND – gen, chủ yếu là các bài tập liên quan đến các công thức tính:

+ Chiều dài, khối lượng

+ Số liên kết hiđro

+ Tổng số nu, số nu từng loại môi trường, nội bài cc

+ Số liên kết photphođieste (lk cộng hóa trị), chú ý:

– Ở phân tử ADN mạch kép, thẳng

– Ở phân tử AND mạch kép, vòng.

2. Phiên mã

a. Mức độ biết, thông hiểu:

– Cấu trúc của từng loại ARN và chức năng?

– Diễn ra ở đâu trong tế bào, cần các nu tự do loại nào?

– Các loại enzim tham gia? chức năng?

– Cơ chế phiên mã? Chiều mả mạch khuôn tổng hợp ARN? chiều tổng hợp ARN?

– Sự khác nhau giữa phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?

– Phiên mã diễn ra theo nguyên tắc nào?

– Kết quả của quá trình phiên mã?

– Phân tử ARN được tổng hợp trong nhân, trước khi ra tế bào chất để thực hiện chức năng cần được biến đổi như thế nào?

b. Mức vận dụng, vận dụng cao

– Phân biệt được sự khác nhau về cấu trúc, về thời gian tồn tại của các loại ARN?

– Tại sao m ARN lại đa dạng nhất trong các loại ARN?

– Điều gì xảy ra nếu gen quy định ARN bị biến đổi vùng điều hòa hoặc vùng kết thúc?

– Chức năng mã enzim ARN polymeraza khác gì so với các enzim tham gia vào quá trình x 2 AND?

– Giải được các bài tập liên quan đến cấu trúc ARN và cơ chế phiên mã:

+ Tính chiều dài, KL của ARN

+ Tổng số nu và số nu từng loại môi trường nội bào cung cấp.

+ Số liên kết cộng hóa trị mới hình thành

+ Số liên kết hiđro bị phá hủy

3. Dịch mã

a. Mức độ biết, thông hiểu

– Diễn ra ở đâu trong tế bào?

– Kể tên các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

– Các loại enzim tham gia, chức năng từng loại?

– Cơ chế dịch mã?

– Kết quả?

– Vai trò của polyribôxôm trong dịch mã?

– Quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào?

b. Mức độ vận dụng, vận dụng cao

– Xác định được sự khác nhau giữa 2 dạng bài tập:

+ 1 gen có tổng số nu là (N) số mã hóa được bao nhiêu nu (ở SV nhân sơ và n. thực)

+ Chuỗi poly peptit hoàn chỉnh do gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin

– Bài tập thể hiện mối liên quan giữa quá trình nhân đôi, quá trình phiên mã và dịch mã.

4. Điều hòa hoạt động gen

a. Mức độ biết, thông hiểu

– Thế nào là điều hòa hoạt động của gen?

– Xảy ra ở các mức độ nào?

– Thế nào là Operon? Mô hình cấu trúc của Operon lac?

– Giải thích được điều hòa hoạt động gen trong môi trường có Lactozơ (chất cảm ứng) và không có Lactozơ?

b. Mức vận dụng – vận dụng cao.

– Sự giống và khác nhau giữa điều hòa âm tính và dương tính?

– Nếu gen điều hòa (R) bị đột biến thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự hoạt động của nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)?

5. Đột biến gen:

a. Mức độ biết, thông hiểu:

– Khái niệm ĐBG, ĐB điểm?

– Đặc điểm của ĐBG?

– Thế nào là tần số ĐBG, tần số ĐBG phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Thế nào là tác nhân ĐB? gồm các loại nào?

– Thể ĐB là gì?

– ĐB nhân tạo có đặc điểm gì khác so với các ĐBG tự nhiên?

– Các dạng ĐB điểm và hậu quả của từng dạng với cấu trúc của mARN và cấu trúc của protein do gen điều khiển tổng hợp?

– Nguyên nhân, cơ chế phát sinh ĐBG?

– Hậu quả mã đột biến gen, đột biến gen có ý nghĩa như thế nào với tiến hóa và chọn giống?

b. Mức vận dụng – vận dụng cao:

– Để gây ĐBG, phải tác động tác nhân ĐB vào pha nào của kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào sẽ đạt hiệu quả cao nhất, vì sao?

– Trong các dạng ĐB điểm, dạng nào gây hậu quả lớn nhất, vì sao?

– Tại sao hầu như ĐB thay thế cặp nu thường ít gây hại cho thể ĐB?

– Thay thế cặp nu thứ mấy của mã di truyền sẽ ít ảnh hưởng đến cấu trúc của phân từ Pr nhất, vì sao?

– Loại ĐBG nào chỉ ảnh hưởng đến thành phần 1 bộ 3 mã hóa? ĐB đó xảy ra ở vị trí nào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình dịch mã?

– Hậu quả của ĐBG phụ thuộc vào những yếu tố nào?

– Với những điều kiện nào thì 1 ĐBG có thể được di truyền qua sinh sản hữu tính?

– Khi gen được chuyển từ vị trí này đến vị trí khác của NST thì có thể xảy ra khả năng: Gen được phiên mã nhiều hơn hoặc không được phiên mã, vì sao?

– Giải được các bài tập liên quan đến ĐBG (đặc biệt các bài tập liên quan đến xác định dạng ĐB) ?

6. Nhiễm sắc thể và ĐB cấu trúc NST

a. Mức độ biết, thông hiểu

– Các đặc trưng của NST về hình thái, số lượng bộ NST của loài?

– Chứng minh SLNST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài?

– Mô tả được cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực?

– Tại sao mỗi NST lại xoắn theo nhiều cấp độ khác nhau?

– Sự biến đổi về hình thái NST qua các kỳ của quá trình phân bào?

– Thế nào là ĐB cấu trúc NST? gồm mấy dạng? hậu quả và ý nghĩa của từng dạng?

– Dạng ĐB cấu trúc nào không làm thay đổi hàm lượng AND trên 1 NST?

b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao:

– Tại sao AND ở tế bào nhân thực có kích thước lớn nhưng vẫn được xếp gọn trong nhân TB?

– Mỗi NST được xoắn theo nhiều cấp độ khác nhau có ý nghĩa gì?

– Tại sao phần lớn các dạng ĐB cấu trúc NST thường có hại, thậm chí gây chết cho thể ĐB?

– Dạng ĐB nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, ít ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, vì sao?

– Loại ĐB cấu trúc NST nào nhanh chóng hình thành loài mới, vì sao?

– Trong trường hợp nào thì đảo đoạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể ĐB?

– Tại sao ĐB lặp đoạn lại tạo điều kiện cho ĐBG?

– Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các dạng ĐB cấu trúc có gây nên những hậu quả khác nhau không? vì sao?

7. Đột biến số lượng NST

a. Mức độ biết – thông hiểu

– Có mấy dạng ĐBSL NST, là những dạng nào?

– Thế nào là ĐB lệch bội, đa bội?

– Cơ chế phát sinh thể ĐB lệch bội, đa bội chẵn, đa bội lẻ, dị đa bội?

– Hậu quả và ý nghĩa của ĐB lệch bội, đa bội?

– Vai trò của đột biết đa bội trong chọn giống, tiến hóa?

– Vẽ được sơ đồ cơ chế phát sinh các dạng lệch bội là người và hậu quả của từng dạng?

– Phân biệt được thể tự đa bội và dị đa bội?

b. Mức vận dụng – vận dụng cao

– Tại sao lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể ĐB hơn là ĐB đa bội?

– Tại sao Hội chứng Đao ở người là hội chứng phổ biến nhất trong các hội chứng liên quan đến ĐBSLNST?

– Tại sao thể 2 với NST X thường ít gây hậu quả năng nề hơn cho thể ĐB?

– Tại sao thể song nhị bội được coi như 1 loài mới?

– Tại sao thể 4n có độ hữu thụ giảm hẳn so với thể 2n nhưng trong tự nhiên thể 4n vẫn rất phổ biến?

– Làm thế nào để tạo ra thể tự đa bội?

– Làm được các dạng bài tập của chương, như:

+ 1 loài SV lưỡng bội (2n) sẽ có bao nhiêu loại thể lệch, thể lệch kép?

+ Tìm được loại giao tử, tỷ lệ từng loại của thể ĐB:

3n: AAA, AAa, Aaa, aaa

4n: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa

+ Xác định được tỷ lệ phân ly kiểu gen, kiểu hình của các phép lai giữa các thể ĐB với nhau?

Thảo luận cho bài: Đề cương chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị