Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần I.3

PHẦN II. NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7

Chuyên đề: Giới thiệu Văn học dân gian và đặc trưng thơ Trung đại Việt Nam và Thơ Đường

II. Văn học Trung đại Việt Nam

  1. Tác giả Trần Quang Khải

Trần Quang Khải (1241 – 1294) là thượng tướng, có công lớn trong cuộc kháng chiến (lần thứ 2 và lần thứ 3) đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Học rộng, giỏi thơ văn, có tài thao lược và ngoại giao. Ông có tập thơ “Lạc đạo”, nổi tiếng nhất là bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư“

Xuất xứ chủ đề

  1. Tháng 4/1285, Trần Nhật Duật chém đầu Toạ Đô tại Hàm Tử quan. Tháng 6/1285, Trần Quang Khải đại phá giặc Nguyên Mông tại Chương Dương độ, tiến lên giải phóng Thăng Long. Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư “được viết sau chiến thắng Chương Dương độ.
  2. Bài thơ biểu lộ niềm tự hào, niềm vui thắng trận và nói lên khát vọng đem tài trí xây dựng đất nước thanh bỡnh bền vững muụn đời.

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Hai câu đầu bình đối như hai trang kí sự chiến trường. Vị ngữ “đoạt sóc” (cướp giáo) và “cầm Hồ” (bắt giặc Mông Cổ) được đặt ở đầu câu, thể hiện hai thế đánh, hai cú đánh liên tiếp giáng xuống đầu giặc với sức mạnh “Sát Thát” của tướng sĩ thời Trần. Chương Dương độ và Hàm Tử quan, hai địa danh, hai chiến công đó được ghi vào sử sách và thơ ca dân tộc trở nên trường tồn, chói lọi:

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan “

Câu thơ như một bản tin chiến sự, có một sức nén và vang xa, dạt dào tự hào. Phải là người tham dự, chỉ huy trận đánh mới viết hàm súc và đĩnh đạc, hào hùng như vậy.

Hai câu cuối, một ý thơ mới xuất hiện. Trong khói lửa chiến trường, trong niềm vui chiến thắng giải phóng kinh thành Thăng Long trên đống tro tàn do lũ giặc gây ra, nhà thơ nghĩ đến nhiệm vụ mới:

“Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san”

Trước mắt mọi người, từ vua tôi, tướng sĩ đến trăm họ, toàn dân, ai ai cũng phải đem tài trí sức lực, của cải (trí lực) để xây dựng giang san đất nước bền vững trong thanh bình đến muôn đời. Nhãn quan chính trị của Trần Quang Khải vô cùng sáng suốt. Câu thơ trên có ý nghĩa thời sự đối với chúng ta hiện nay.

Tóm lại, “Tụng giá hoàn kinh sư” là bài thơ kiệt tác. Bản dịch của tác giả Trần Trọng Kim rất đặc sắc.

Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải

Thảo luận cho bài: Bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 – Phần II.6 – Trần Quang Khải