1. Chứng minh rõ câu nói của Vũ Trọng Phụng qua các nhân vật trong chương truyện: từ những người trong gia đình cụ cố Hồng cho đến cả những người ngoài đều tìm thấy cái hạnh phúc riêng ích kĩ của mình trên cái chết của một con người (chú ý tìm đúng cái hạnh phúc riêng ích kỉ, vụ lợi, thấp kém của từng con người cụ thề).
Tiếng nói căm hờn mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát, cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là “khốn nạn”, “chó đểu” và ông khao khát thay đổi nó từng ngày, từng giờ trong “Số đỏ” nói chung và “Hạnh phúc một tang gia” nói riêng cứ xoáy sâu vào tâm trí độc giả. Một “thế thái nhân tình” được xây dựng trên hai điều, sự tàn nhẫn và sự dối trá là biểu hiện sâu sắc nhất được thâu tóm trong câu văn tưởng chừng ngược đời mà lại có lí: “cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”.
Một gia đình đông đúc, nhiều con cháu, họ hàng và người quen của cụ cố Hồng là cả một xã hội phong kiến tư sản thối nát. Khi sinh ra, lớn lên trưởng thành bước vào đời, con người ta lúc nào cũng cầu mong cho mình được hạnh phúc. Khi ra đi về với cát bụi, không có gì hơn ngoài mong muôn được đón nhận giọt nước mắt đau thương của người đang tồn tại và đang sống. Vậy mà, khi đi xuống nơi. “suối vàng”, cái chết của cụ tổ lại mang lạí ba0 nhiêu niềm vui, niềm phân khởi, hân hoan của con cháu gia đình cụ Hồng. Tình cảm ngược đời ấy chỉ tồn tại trong xã hội bất công và đầy rẫy sự thôi nát, bẩn thỉu, câu chuyện dường như là điển hình cho cái xấu xa mà xã hội đã mang lại cho tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Ngay ở tiêu đề của đoạn trích, tác giả đã có ý nhấn mạnh cái hạnh phúc bên bờ của một con người vừa từ trần thế đến nơi tận cùng của số phận. Hạnh phúc lại đi liền với tang gia và tang gia tạo nên hạnh phúc. Nếu chỉ đọc tiêu đề, độc giả sẽ không hoàn toàn tin tưởng vào hai khái niệm trái ngược đó; nhưng khi vào sâu thế giới của tác phẩm, độc giả nhận thấy rằng: tình cảnh ấy tồn tại trong nhà cụ cố Hồng rất tự nhiên, hợp lí.
Nhìn nét mặt, hành động của mỗi nhân vật trong chương truyện, người đọc cảm nhận cái hạnh phúc mà họ được nhận và đã chờ rất lâu để cụ cố mất đi. Khi tắt thở, không biết cụ tổ có nhận thấy cái chết ấy đã làm cho nhiều người được sung sướng lắm. Niềm hạnh phúc được tràn ra qua cái nhắm mắt mơ màng của cụ cố Hồng khi nghĩ đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ:Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!
Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải khen ngợi một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”, viễn cảnh hiện ra trước mắt cụ Hồng sao mà lạ lùng và cay đắng quá. Người ta đến đưa thi thể của cụ cố xuống nơi suối vàng, chứ đâu phải ngắm nhìn “con giai” cụ đã bao nhiêu tuổi, chống gậy gì và đám ma to hay là bé. Nhưng, những suy nghĩ ấy đã phản ánh đúng tâm trạng của cụ Hồng trong cái đám ma “rộn ràng”, “huyên náo”.
Còn ông Phán mọc sừng thì lại thấy “không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế? Ông hạnh phúc khi được nghe thấy cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai là sẽ chia cho con gái và rể thêm một sô tiền là vài nghìn đồng. Dường như đến đưa ma cụ cố, ông Phán mọc sừng lại được đón nhận số tiền lớn ấy đên bất ngờ. Dù sao “cái chết kia” cũng mang lại cho ông niềm hạnh phúc, sung sướng biết bao. Với cái sừng mà Xuân Tóc Đỏ vô tình hay cố ý gắn cho ông Phán cùng đỏ để ông cám ơn hắn. Trong bầu không khí của một đám ma nhốn nháo,thằng bồi tiêm đã đêm được một nghìn tám trăm bầy hai, cậu gắt “Biết rồi, khố lắm, nói mãi của cụ cố Hồng thì ông Phán mọc sừng đã kịp trù tính với Xuẩn công cuộc doanh thương… và điểu trước tiên là trả nốt năm đồng cho Xuân. Ngay trong giờ phút thiêng liêng của một đời người đã kết thúc ấy mà người ta vẫn không quên đi được chút ít ánh hào quang của đồng tiền, họ càng lao theo nó say đắm và đam mê hơn.
“Trước những cặp mắt cửa một bầy con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ”, thì cụ cố Hồng lại nhắm nghiền mắt kêu khổ lắm. Sao mà bộ mặt giả dối của họ xấu xa và đê hèn đến thế. Họ đến với đám ma là để trưng bày trang phục sáng tạo của mình cho mọi người chiêm ngưỡng”. “Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà cậu mai không được dùng đến. Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân , cái mũ mấn trắng viền đẹn “dernieres cieations”, Những cái rất ăn với nhau mà tiệm Âu hóa một khi đã lăng xê ra thì có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vi kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”. Vậy là, họ đi dám ma dường như là đi dự đám cưới. Họ chỉ biết thỏa mãn cái mong muốn, ước vọng của mình trong khi lòng không hề để ý đến ai đã khám cho cụ tổ khi cụ bị bệnh và sau khi qua đời. Đến cả đứa cháu gái Văn Minh giàu sang của cụ cũng hờ hững, tự nhiên phơi bày những bộ đồ tân thời không hợp chút nào. Với bộ y phục NGÂY THƠ của Tuyết đã đủ cho thấy cái chết của cụ tổ chi làm cho họ hạnh phúc, sung sướng mà thôi.
Mỗi người, mỗi vẻ, mấy ông cảnh binh Minđơ và Mintoa cũng sung sướng cực điểm khi được cái đám ma “to lớn” này thuê giữ gìn trật tự. “Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả”. Chỉ trừ có một mình Tuyết, cô không phải buồn vì cái chết của cụ tổ mà vì cô không gặp được “người tình Xuân Tóc Đỏ”.
Một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, “có kiệu bát công, lợn quay đi lọng cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy”, lộn xộn, lao xao và huyên náo, nó xứng đáng như là một hội chợ để các nhà tài tử thi nhau chụp ảnh. “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…”, câu văn nghe sao mà chua chát và cay đắng đến vậy. Dường như trong cái xã hội phức tạp ấy không còn tồn tại tình người.’Họ đối xử với nhau, đến với nhau chỉ là do ánh sáng chói chang của đồng tiền đưa lối, dắt đường. Đưa một số phận con người về nơi bên kia của thế giới, của trần gian mà trong ánh mắt, đôi chút suy nghĩ của họ đâu có gì gửi gắm vào bản thân người chết. Trong trái tim họ, dường như không còn có sự tồn tại của tình thương giữa người với người. Giữa hộ là khoảng cách của sự tàn nhẫn và dôi trá.
Đọc phần đầu của đoạn trích, cứ tưởng tâm địa của bọn con chầu cụ cố tổ ghê tởm đến thế là cùng. Nhưng chưa hết, chính lũ con cháu bất hiếu, vô đạo kia lại muốn khẳng định chúng là người hiếu thảo nhất trên đời. Đám ma mà chúng đang tổ chức phải trở thành một kiểu mẫu trong thiên hạ. Những kẻ mong cho cha ông mau chết đã tìm thấy hạnh phúc vì đó là dịp để họ bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tổ chức một đám ma thật to, thật vang, cái mong muôn “bẩn thỉu” ấy tồn tại trong mỗi đứa cháu, bất nhân, bất nghĩa là cả bao phức tạp, xô bồ của cuộc sông xã hội thối nát, “chó đểu”.
Câu chuyện của một gia đình trở thành cái tiêu biểu cho cả một xã hội. Từ cái hạnh phúc, sung sướng của một “lũ người gớm ghiếc” là một “thế thái nhân tình” được xây dựng trên nền tảng là sự tàn nhẫn và sự dối trá. Con người với con người đối với nhau mà như là bằng băng đá tê cứng, đóng lạnh, không còn một chút hơi âm của tình yêu thương. Cụ cố tổ mất đi lại không hề mảy may làm cho bất kì một con người nào đau khổ, bọn chúng tìm đến đám ma mà để lấy và thực hiện sớm bản di chúc. Chỉ còn lặng lẽ sau trang sách là nỗi đau đớn khôn nguôi của nhà văn và độc giả. Những đứa cháu, “lũ” con của cụ tự cho mình là chí hiếu, chúng không, nhận thấy trong suy nghĩ, hành động cửa chúng là sự tàn nhẫn và dối trá đến cao độ. Nhịp cầu mà họ tạo nên để với đến hai chữ “chí hiếu” là từ tàn nhẫn và dối trá mà ra, nó “mỏng manh”, dễ dứt.
Cố lấy cái vẻ bề ngoài mà che đậy cái bên trong xấu xa, thối nát là một sự dối trá đến tàn nhẫn. Trong thế giới mà bọn họ đang sống, đang tồn tại đâu có phải là một “thế thái nhân tình”. Cái thế giới của tình người chỉ đáng có khi con người biết tin yêu và tôn trọng lẫn nhau. Còn ở đây, con người như là vật hiến dâng cho cái vòng quay bất nhân của đồng tiền.
Nỗi hạnh phúc, sung sướng của bản thân họ là khác nhau nhưng đều quy tụ chung dưới hai điều tằn nhẫn và dối trá. Những người đi đưa đám thặt đông đảo; sự xấu xa, đồi bại của xã hội có mặt ở khắp nơi. Bằng điệp khúc: “đám cứ đi”, tác giả đã đặc tả một đám ma thật to thiên hạ tha hồ chiêm ngưỡng. Nhưng trong cái đám ấy, chẳng có ai thật lòng đi đưa đám. Tất cả – trong gia đình hay ngoài gia đình, già hay trẻ, đàn ông hay đàn bày tuy cố giữ bộ mặt buồn rầu nhưng thực lòng thì đang vui vẻ, hạnh phúc vì một điều gì đó. “Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ, sự giả dối cứ ngang nhiên diễn ra, không hề khép lại và chẳng biết sẽ kéo dài đến đâu, lúc nào thì kết thúc. Cái thế giới tình người mà tác phẩm, đoạn trích có nói, cổ thể hiện chỉ là sự tàn nhận và dối trá. Sự tàn nhẫn, đối trá ấy đâu chỉ diễn ra trong xã hội “người .dưng”, mà nó tồn tại sâu sắc, đậm nét hơn cả trong bản thân những con người cùng một gia đình, họ hàng, thân quen. Cái đám ma giàu sang, phú quý, ồn ào của cụ tổ đâu có thể che lấp được bản chất tàn nhẫn, dối trá của cụ cố Hồng, ông bà Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ và cả sư Tăng Phú…
Sự lố lăng của đầm tang với hình ảnh của hai tên đại bịp xuất hiện: Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú lại làm cho cái tàn nhẫn và dối trá được bộc lộ rõ hơn, sâu sắc hơn. Tại sao bà cụ cố Hồng lại hí hửng vì sự có mặt của hai nhân vật này? Vì sáu chiếc xe có lọng cắm trên chở sư chùa Bà Banh vì 2 vòng hoa dồ sộ? Điều đó ai mà biết được! Chỉ biết sự có mặt của những thứ trên làm cho đám tang vốn đã lố lăng càng thêm lố lãng, chỉ biết sư cụ Tăng Phụ đã chớp lấy “thời cơ tang gia để kiếm lợi trong cuộc đấu tranh chính trị nhằm củng cố thanh thế của Hội phật giáo”. Còn Xuân Tóc Đỏ lại là ân nhân của gia đình cụ cố Hồng và là “người chồng ăn hỏi” của cô Tuyết Hạnh phúc gia đình, thế giới tình người trong gia đình ấy là sự dối trá bởi cách hết bịp mồm của vợ chồng Văn Minh và sự tôn xưng lên mây cao của họ, sự tàn nhẫn và dối trá trong lối sống của họ là cái đế tạo nên sự sụp đổ của một xã hội thối nát. Dưới con mắt sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, những con ‘người xấu xa ấy không phải là một “nhóm người”, chung thật đông đảo và có mặt ở khắp nơi. Bởi vậy, có người đã coi đám tang của cụ cố tổ là hành trình xuống mộ của toàn xã hội thực dân phong kiến.
Với một tác phẩm hiện thực sâu sắc: “Số đỏ”, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện khá rõ và đậm nét bản chất thối tha, đối trá, tàn nhẫn và “chó đểu” của xã hội. Tình yêu thương, lòng nhân ái cao cả của một thế giới tình người không bao giờ có thể tồn tại trong cái xã hội ấy dù chi là một giây.