Bài tập về C – CO – CO2 – Viết PTHH – chuỗi biến hóa – giải thích hiện tượng

Bài tập về C – CO – CO2 – Viết PTHH – chuỗi biến hóa

Dạng bài viết PTHH, chuỗi biến hóa, giải thích hiện tượng hóa học là dạng bài không thể thiếu đối với các chất nói chung và đối với C, CO, CO2 nói riêng.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về cacbon và các oxit của cacbon

BÀI TẬP VỀ C, CO, CO2: VIẾT PTHH THEO SƠ ĐỒ – CHUỖI PHẢN ỨNG, GIẢI THÍCH THÍ NGHIỆM


            Theo phản ứng 1 ® 10 ta có :

A1 : CO; CO2                          B1 : SO2

                                A2 : CO2                                         B2 : CuSO4

A3 : Cu; CuO (dư)                  B3 : Cu(OH)2

A4 : CaCO3                                       B4 : CuO

A5 : Ca(HCO3)2

Bài tập về C - CO - CO2 - Viết PTHH - chuỗi biến hóa 

Bài tập về C – CO – CO2 – Viết PTHH – chuỗi biến hóa

Bài 3. Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B, dung dịch C và khí D. Cho khí D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1. Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H­2SO4 loãng dư được dung dịch C1. Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch E và khí F. Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 4. Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất A, B, C, D, K, E, F. Viết các PTHH xảy ra.

Bài 6.  Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư được dd D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư H2SO4 loãng rồi cho dd thu được tác dụng với dd NaOH dư, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z.

Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình hoá học.

Bài 7. Có các phản ứng sau:

MnO2        +          HClđ    →    Khí A

Na2SO3     +    H2SO4 ( l )    →    Khí B

FeS   +                    HCl     →   Khí C

NH4HCO3   +   NaOH      →  Khí D

Na2CO3    +    H2SO4 ( l )   →     Khí E

Xác định các khí A, B, C, D, E.

Cho A tác dụng C , B tác dụng với dung dịch A, B tác dung với C, A tác dung dịch NaOH ở điều kiện thường, E tác dụng dung dịch NaOH. Viết các PTHH xảy ra.

Có 3 bình khí A, B, E mất nhãn. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các khí.

Bài 8. Một hỗn hợp X gồm các chất: Na2O, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Bài 9.  Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian thu được một chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C có khả năng tác dụng đ­ược với BaCl2 và KOH. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu đ­ược khí B và một dung dịch D. Cô cạn dung dịch D

đ­ược muối khan E. Điện phân nóng chảy E được kim loại M.

Xác định A, B, C, D, E, M và Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

Bài 10. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng ,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho nhôm dư vào dung dịch B thu được khí E và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa F. Xác định các chất A,B,C,D,F . Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Thảo luận cho bài: Bài tập về C – CO – CO2 – Viết PTHH – chuỗi biến hóa – giải thích hiện tượng