Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)

Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)

Bài viết cung cấp đầy đủ các câu hỏi về phi kim cũng như các dạng bài tập giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức hóa học về phi kim

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Xác định vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố

BÀI TẬP LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN VỀ PHI KIM (KHÓ)

A. BÀI TẬP TÍNH TOÁN

Bài 1. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc)CO2 vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xảy ra xong thu được 6,85 gam muối. V có giá trị là:

A. 168                   B. 2,24                    C. 1,12                D. 3,36

Bài 2. Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,015 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 với số mol bằng nhau. Gái trị của a là:

A. 0,010                           B. 0,015              C. 0,005                   D.0,002

Bài 3. Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là:

A. 5 gam                  B. 15 gam                C. 25 gam              D. 35 gam

Câu 4. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịâOHC(OH)2, sinh ra chất kết tủa màu trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là:

A. 0,55 M                      B. 0,5 M                           C. 0,45 M                    D. 0,65 M

Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,02 mol chứa BaCl2. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 3,94 gam                  B. 7,88 gam               C. 3,96 gam                    D. 4,92 gam

Bài 6. Hấp thụ hoàn toàn 0,03 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,12 mol NaOH và 0,05 mol chứa BaCl2. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 3,94 gam                  B. 7,88 gam               C. 5,18 gam                    D. 6,12 gam

Bài 7. Hấp thụ hoàn toàn 0,03 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,03 mol NaOH và 0,015 mol chứa BaCl2. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 3,94 gam                  B. 1,23 gam               C. 0,0 gam                    D. 1,92 gam

Bài 8. Hấp thụ hoàn toàn một lượng CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ca(OH)2, thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,01 mol Ba(OH)2, thu thêm b gam kết tủa nữa. a+ b có giá trị bằng bao nhiêu?

A.4,00                         B. 4,97                           C. 3,97                   D. 2,00

Bài 9. Hấp thụ hoàn toàn V lít (đktc) khí CO2 vào 400 gam dung dịch Ba(OH)2 8,55 % thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Cho Ca(OH)2 vừa đủ vào X thu them b gam kết tủa. Tổng khối lượng của hai lần kết tủa là 59,4 gam. V có giá trị là:

A. 4,48               B. 7,48                   C. 8,96                     D. 6,72

Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)

Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)

Bài 10. Hòa tan 8,46 gam hỗn hợp bột gồm Al và Cu trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt bằng (gam)

A. 2,06 và 6,40              B. 2,70 và 5,76              C. 5,40 và 3,06              D. 3,20 và 5,26

Dữ kiện cho câu 11, 12:

Tiến hành thí nghiệm:

TN1: cũng cho 2,02 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào cốc đựng 200 ml dung dịch HCl. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng, thu được 4,86 gam chất rắn khan.

TN2: Cho 2,02 gam hỗn hợp kim loại trên cho vào cốc đựng 400 ml dd HCl cùng nồng độ, lại cô cạn hỗn hợp sau phản ứng, thu được 5,57 gam chất rắn khan.

Bài 11. Thể tích khí H2 (đktc) thu được ở thí nghiệm 1 là:

A. 0,672 lít                       B. 2,24 lít                 C. 1,792 lít                    D. 0,896 lít

Bài 12. Khối lượng của Mg và Zn trong hỗn hợp là:

A. 0,72; 1,30             B. 1,95; 0,48                       C. 0,65; 1,92                         D. 1,95; 0,07

Bài 13. Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (Đktc). Để tác dụng vừa hết 23,40 gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Xác định khối lượng của Fe trong hỗn hợp?

A. 2,8 gam                        B. 5,6 gam                   C. 8,4 gam                 D. 11,2 gam

Bài 14. Cho 6,4 gam Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 2,688 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc). Số mol HNO3 có trong dung dịch là:

A. 0,28                     B. 0,32                    C. 0,48                      D. 0,36

Bài 15. Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 đư, kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn. Số gam Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 3 và 1              B. 0,84 và 3,16              C. 2,8 và 1,2          D. 1,4 và 2,6

Bài 16. Hòa tan hết 6 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong HNO3 loãng thu được 0,12 mol hỗn hợp 2 khí đều không màu (trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí) có khối lượng bằng 4,16 gam. Không có sản phẩm thứ khác.

Số gam Al và Mg trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 1,92 và 4,08              B. 2,16 và 3,84                   C. 4,32 và 1,68              D. 2,84 và 3,16

Bài 17. Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO­2. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là:

A. 5,69 gam               B. 4,45 gam                       C. 5,07 gam             D. 2,485 gam

Bài 18. Hòa tan hoàn toàn 6,24 gam Mg vào dung dịch HNO3 0,1 M thu được dung dịch và 1,12 lít hỗn hợp khí gồm N2O và N2 (đktc). Thêm lượng dư KOH vào dung dịch A, đun nóng thì có khí thoát ra. Khí này tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp X là:

A. 0,672 lít và 0,224 lít                                       B. 0,448 lít và 0,672 lít

C. 0,448 lít và 0,896 lít                                       D. 0,672 lít và 0,896 lít

Bài 19. Hòa tan hoàn toàn 2,97 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. M là:

Bài 20. Hỗn hợp A gồm Al và Cu. Chia A làm 2 phần bằng nhau.

– Hòa tan phần một bằng dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít khí ở đktc.

– Hòa tan phần hai bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc).

Thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A là:

A. 29,67 % Al và 70,33 % Cu                                   B. 45,76 % Al và 54,24 % Cu

C. 70,33  % Al và 29,67 % Cu                                   B. 54,24 % Al và 45,76% Cu

B. BÀI TẬP LÝ THUYẾT

Bài 1. Hỗn hợp khí X gồm O2 Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom               B. dd NaOH                 C. dd HCl                   D. nước clo

Bài 2. Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:

A. dd BaCl2                 B. dd NaOH                  C. dd H2SO4                D. dd Ba(OH)2

Bài 3. Có 3 lọ riêng biệt đựng 3 dung dịch không màu, mất nhãn là HCl, HNO3 và H2SO4. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt được 3 dung dịch trên?

A. dung dịch phenolphthalein                         B. giấy quỳ tím, dung dịch Bazo

C. dung dịch BaCl2                                          D. dung dịch AgNO3

Bài 4. Có 3 dung dịch riêng biệt gồm K2SO4 , ZnSO4 và K2CO3.

Chỉ dùng thuốc thử có thể nhận biết 3 dung dịch trên thuốc thử đó là:

A. dd Ba(OH)2               B. dd NaOH               C. quỳ tím                    D. Cu(OH)2

Bài 5. Để phân biệt các khí Co và SO2 ta cần dùng dung dịch nào sau đây:

A. dd brom                  B. dd Ca(OH)2              C. dd phenolphthalein       D. dd Ba(OH)2

Bài 6. Có 4 lọ chứa các chất bột NaCl, Na2SO4, Na2CO3, BaCO3.

Nếu chỉ dùng thêm 2 lọ hóa chất để nhận biết từng chất trên thì chọn hóa chất nào sau đây.

A. nước, khí CO2      B. nước, dd AgNO3      C. nước, dd BaCl2           D. tất cả đều đúng

Bài 7. Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau);

A. Dùng nước vôi trong dư

B. Dùng nước vôi trong dư, dùng quỳ tím ấm

C. Dùng tàn đom đóm, dùng quỳ tím ẩm

D. Dùng quỳ tím ẩm, dùng nước vôi trong

Bài 8. Cho 7 chất bột trắng: NaCl, BaCO3, Na2SO4, Na2S, BáO4, MgCO3. Để phân biệt các muối trên có thể dùng them dung dịch:

A. dd HCl                      B. dd NaOH                   C. dd BaCl2               D. dd AgNO3

Bài 9. Có ba lọ mất nhãn chứa các dung dịch: BaCl2, NaHCO3 và NaCl. Để phân biệt được 3 dung dịch trên có thể dùng dung dịch của chất:

A.  AgNO3                                B. CaCl2                  C. H2SO4                       D. Ba(OH)2

Bài 10. Có 6 lọ mất nhãn, chứa các dung dịch sau: Na2SO4, H2SO4, axit HCl, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2. Để phân biệt chúng có thể dùng thêm một thuốc thử sau đây.

A. quì tím                    B. phenolphthalein              C. dd AgNO3               D. dd Na2CO3

Bài 11. Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hidroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là:

A. quì tím ẩm                   B. dd NaOH                C. dd AgNO3               D. dd brom

Bài 12. Có 3 lọ dung mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt không màu là: BaCl2, NaHCO3 và NaCl. Để phân biệt được 3 dung dịch trên có thể dùng dung dịch của chất:

A.  AgNO3                                B. CaCl2                  C. H2SO4                       D. Ba(OH)2

Bài 13. Để phân biệt hai bình khí HCl và Cl2 riêng biệt có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Giấy tẩm dung dịch phenolphthalein               B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI

C. Giấy tẩm dung dịch NaOH                              D. Giấy tẩm bồ tinh bột

Bài 14. Chỉ dùng một thuốc thử trong các thuốc thử nào sau đây để phân biệt cdacs khí Cl2, O2 và HCl?

A. Que đóm có than hồng                             B. Giấy tẩm dung dịch phenolphthalein

C. Giấy quì tím khô                                      D. Giấy quì tím ẩm

Bài 15. Có các dung dịch: NH4Cl, NH4HCO3, NaNO2, NaHCO3. Để phân biệt các dung dịch, có thể dùng thêm một hóa chất là:

A. dd KOH                   B. dd NaOH                  C. dd HCl                  D. dd Ca(OH)2

Bài 16. Chỉ từ NH4HCO3, Na2SO3, MnO2, dd H2SO4, Al, NaCl, Ba (không dùng phản ứng nhiệt phân và điện phân), có thể điều chế tối đa bao nhiêu khí?

A. 5                               B. 6                      C. 7                               D. 8

Bài 17. Để điều chế HR (R là gốc axit) người ta có thể thực hiện phản ứng Nả + H2SO4 (đặc, nóng). HR không thể là:

A. HCl                           B. HNO3                    C. HF                          D. HBr

Bài 18. Cho dãy chuyển hóa: X → Y → Z → T → H3PO4

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Ag3PO4,Ca3(PO4)2, P, P2O5                               B. Ca3P2, PH3, P2O5 , Ca3(PO4)2

C. PH3, Ca3P2, Ca3(PO4)2, P                                   D. P2O5 ,P, PH3, Ca3(PO4)2

Bài 19. Dẫn H2S qua dung dịch gồm FeCl3 và CuCl2 thu được chất rắn A gồm:

A. CuS, Fe2S3                   B. Cú, S, Fe2S3            C. CuS,FeS            D. CuS

Bài 20. Cho dãy chuyển hóa: A → B → C → D → HNO3

A, B, C, D lần lượt là:

A. NH4NO3, NH3, N2O, NO2                              B. NH4NO3, NH3, NO, NO2

C. NH3,NH4NO2,N2, CO2                                   D. NH4NO2, N2, NH3, NaNO3

Thảo luận cho bài: Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)