Bài 27: Tính Từ, trạng từ- Những trường hợp đặc biệt

 Bài 27: Tính Từ, trạng từ- Những trường hợp đặc biệt

Bài 28: Mệnh đề quan hệ

Tính từ là từ chỉ tính chất, dùng để miêu tả hoặc bổ nghĩa cho một danh từ hoặc một đại từ. Khi kết hợp với một danh từ để tạo thành một ngữ danh từ, tính từ đứng trước danh từ. Khi tính từ làm vị ngữ trong câu thì tính từ phải đứng sau động từ TO BE đã được chia đúng theo chủ ngữ cũng như theo thời gian (thì)

Example:
– A BEAUTIFUL WOMAN (một người đàn bà đẹp)
– THAT WOMAN IS BEAUTIFUL. (Người đàn bà đó đẹp)
   Trong một số trường hợp đặc biệt, tính từ có thể đi sau một động từ. Tuy nhiên, ngay cả ở trong những trường hợp này, tính từ vẫn không làm nhiệm vụ của trạng từ, tức làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho động từ, mà tính từ chỉ bổ nghĩa cho chủ ngữ hoặc là một bộ phận của một định ngữ (idiom). Sau đây là danh sách những động từ đi trước tính từ:
– LOOK: trông có vẻ
SHE LOOKS YOUNGER THAN HER AGE (Cô ấy trông trẻ hơn tuổi của mình).
– FEEL: sờ có vẻ
THIS FABRIC FEELS SOFT. (Loại vải này mềm -sờ vào có vẻ mềm-)
– SOUND: nghe có vẻ
THAT SOUNDS LIKE A GOOD PLAN. (Kế hoạch đó nghe hay đấy.)
– TASTE: nếm có vẻ
THIS MILK TASTES SOUR. (Chỗ sữa này nếm có mùi chua)
– SMELL: ngửi có vẻ
THE FOOD SHE COOKS ALWAYS SMELLS GOOD. (Đồ ăn cô ấy nấu lúc nào cũng thơm)
– BECOME: trở nên
I WANTED TO BECOME INDEPENDENT BEFORE I WAS 18. (Trước tuổi 18, tôi đã muốn được tự lập – đã muốn trở nên tự lập)
– GET: trở nên
MY BROTHER GOT RICH EARLY BECAUSE HE STARTED HIS OWN BUSINESS. (Anh tôi trở nên giàu có sớm bởi vì anh ấy đã ra kinh doanh riêng.)
– SEEM: dường như, có vẻ như
AT FIRST, LEARNING HOW TO SWIM SEEMED IMPOSSIBLE TO ME. (Mới đầu, việc học bơi được đối với tôi có vẻ như một điều không thể thực hiện được).
– TURN: trở nên, chuyển sang
HE CROSSED THE STREET BEFORE THE LIGHT TURNED GREEN. (Ông ấy băng qua đường trước khi đèn giao thông chuyển sang xanh).
– APPEAR: có vẻ (diện mạo bề ngoài có vẻ)
SHE APPEARS TO BE CONFIDENT, BUT I THINK SHE IS NERVOUS. (Cô ta có vẻ bề ngoài tự tin nhưng tôi nghĩ cô ta đang hồi hộp)
– GROW: trở nên, chuyển sang
I GREW ANGRY AS I LISTENED TO THE STORY. (Tôi thấy giận lên khi nghe qua câu chuyện)
– PROVE: hóa ra
HIS EFFORTS PROVED FRUITLESS. (Những nỗ lực của anh ấy đã hóa ra vô ích)
– REMAIN: giữ, duy trì
HE TRIED TO REMAIN CALM. (Anh ấy cố gắng giữ bình tĩnh)
– STAY: giữ, duy trì
WOMEN DO ALL KINDS OF THINGS TO TRY TO STAY YOUNG. (Phụ nữ làm đủ mọi thứ để cố duy trì vẻ trẻ trung).

* Một số TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:
– SHE LOOKS AT ME FUNNY.(Cô ấy nhìn tôi với cái nhìn kỳ lạ).
– HE TALKS FUNNY (anh ấy nói giọng kỳ kỳ).
– HE WALKS FUNNY (anh ấy đi tướng đi sao sao ấy)
– I LIKE MY EGGS RAW (hễ ăn trứng thì tôi thích ăn sống)

– YOUR DREAMS CAN COME TRUE IF YOU HAVE THE COURAGE TO PURSUE THEM. (Những giấc mơ của bạn có thể thành hiện thực nếu bạn có dũng khí để theo đuổi chúng).


TRẠNG TỪ NÓI CHUNG VÀ TRẠNG TỪ ĐẶC BIỆT “VERY”
Trạng từ là từ dùng để bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ hay một trạng từ khác.
Example:
– HE RUNS FAST. anh ấy chạy nhanh (FAST là trạng từ bổ nghĩa cho động từ RUN)
– MISS RUSSIA THIS YEAR IS EXTREMELY SEXY. (hoa hậu Nga năm nay cực kỳ gợi cảm) (trạng từ EXTREMELY bổ nghĩa cho tính từ ATTRACTIVE)
– HE SPEAKS ENGLISH VERY WELL. (Anh ấy nói tiếng Anh rất giỏi – trạng từ VERY bổ nghĩa cho trạng từ WELL)
*TRẠNG TỪ ĐẶC BIỆT VERY:
– Người Việt Nam khi học tiếng Anh rất hay mắc một lỗi chung khi dùng trạng từ VERY (rất).
– Lỗi 01: Khi nói “Cha mẹ tôi rất thương tôi”, rất nhiều học viên người Việt sẽ nói ” MY PARENTS VERY LOVE ME”. Đây là một trong những lỗi ngữ pháp cơ bản thường gặp nhất. Câu đúng nên nói là: MY PARENTS LOVE ME VERY MUCH.
– Lỗi 02: HE WAS VERY PRAISED BY HIS BOSS. Câu đúng nên nói là HE WAS VERY MUCH PRAISED BY HIS BOSS (Anh ấy được sếp khen ngợi rất nhiều).
– Nói chung, VERY chỉ nên được dùng để bổ nghĩa những trạng từ khác hoặc những tính từ không phải là past participle (dạng quá khứ phân từ) . Đối với tính từ là quá khứ phân từ, cũng có vài ngoại lệ (chẳng hạn như ta có thể nói I AM VERY PLEASED TO SEE HER.) Tuy nhiên, nên hạn chế dùng VERY vì nó làm câu văn bị yếu đi.

Thảo luận cho bài: Bài 27: Tính Từ, trạng từ- Những trường hợp đặc biệt