Bài 18: Diễn đạt quan hệ sở hữu

   Bài 18: Diễn đạt quan hệ sở hữu

Bài 19: So Sánh Hơn

Để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta đã học tính từ sở hữu và đại từ sở hữu. Tuy nhiên, nhiều khi quan hệ sở hữu không đơn giản chỉ là giữa các đại từ nhân xưng và danh từ mà nó còn có thể là giữa ngữ danh từ và danh từ. Bài này sẽ chỉ cho bạn thêm các cách còn lại để diễn đạt quan hệ sở hữu.

Ngoài cách dùng tính từ sở hữu để diễn đạt quan hệ sở hữu, ta còn có các cách sau:
* Cách thứ nhất: DÙNG “OF “
– OF có nghĩa là CỦA khi được dùng để diễn đạt quan hệ sở hữu. (trong tiếng Việt, có thể không cần viết CỦA cũng có thể hiểu được, nhưng trong tiếng Anh phải có OF)
– Khi dùng OF thì danh từ “bị” sở hữu đứng đầu rồi đến OF rồi mới đến danh từ chủ sở hữu
– Ta thường dùng OF để diễn đạt quan hệ sở hữu khi danh từ “bị” sở hữu là danh từ trừu tượng
– Thí dụ:
+ THE BEGINNING OF THE MOVIE = phần đầu của bộ phim (phần đầu bộ phim)
+ THE SIZE OF THE PORTRAIT = Kích thước của tấm chân dung.
* Cách thứ hai: không cần dùng gì cả, chỉ cần sắp xếp hai danh từ cạnh nhau
– Ta dùng cách sắp xếp hai danh từ cạnh nhau để diễn đạt quan hệ sở hữu khi cả hai danh từ này đều là danh từ cụ thể.
– Để diễn đạt quan hệ sở hữu theo cách này thì thứ tự sắp xếp danh từ rất quan trọng: DANH TỪ CHỦ SỞ HỮU ĐỨNG TRƯỚC DANH TỪ “BỊ” SỞ HỮU.
– Thí dụ:
+ THE CAR RADIO = Máy radio của xe hơi
+ THE TREE TRUNK = Thân của cây (thân cây)
   Bài 18: Diễn đạt quan hệ sở hữu

   Bài 18: Diễn đạt quan hệ sở hữu


* Cách thứ ba: dùng Sở Hữu Cách với ‘S
– Ta đã biết ‘S có thể là viết tắt của IS hoặc HAS. Giờ đây ta cần biết thêm ‘S ngay sau một danh từ có khi không phải là dạng viết tắt của ai mà nó là một phương cách để diễn đạt quan hệ sở hữu giữa hai (ngữ) danh từ.
– Cách dùng ‘S để diễn đạt quan hệ sở hữu:
+ Thông thường, ta chọn cách dùng ‘S để diễn đạt quan hệ sở hữu khi hai (ngữ) danh từ nói về người hoặc con vật. Tuy nhiên, ‘S có thể dùng cho sự vật khi nó được nhân cách hóa (ta coi nó như con người) hoặc cho các đơn vị thời gian hoặc trong những câu thành ngữ.
+ Thí dụ:
THE BOY’S HAT = cái nón cùa thằng nhỏ
PETER’S CAR = Xe hơi của Peter
THE EARTH’S SURFACE = Bề mặt của trái đất
A DAY’S WORK = Công việc của một ngày
– Vài điều cần lưu ý:
+ Khi dùng ‘S, ta phải theo thứ tự sau:
Danh từ làm chủ sở hữu’S + Danh từ bị sở hữu
+ Nếu danh từ làm chủ sở hữu là một ngữ danh từ dài cũng không sao, cứ thêm ‘S ngay sau chữ cuối cùng trong ngữ danh từ đó, ví dụ:
MY SISTER-IN-LAW’S CHILDREN = Những người con của chị dâu tôi (hoặc em dâu tôi vì sister có thể là chị gái hoặc em gái, brother có thể là anh trai hoặc em trai)
+ Nếu bản thân danh từ làm chủ sở hữu tận cùng bằng S rồi thì ta chỉ cần thêm ‘ đằng sau nó thôi, khỏi thêm S.
THE STUDENTS’ BOOKS = những cuốn sách của các sinh viên/học sinh
THE SMITHS’ HOUSE = Căn nhà của gia đình họ SMITH.
DICKENS’ NOVELS = Những cuốn tiểu thuyết của ông DICKENS (tên ông ta có S đằng sau)

Thảo luận cho bài: Bài 18: Diễn đạt quan hệ sở hữu