Xác định số nguyên tử, phân tử từ số mol và ngược lại
Để củng cố kiến thức lý thuyết về mol, hai dạng bài tập dưới đây sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về mol, tạo nền tảng hóa học tốt để giải quyết các bài tập tính toán hóa học sau này.
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất
BÀI TẬP XÁC ĐỊNH SỐ NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ TỪ SỐ MOL VÀ NGƯỢC LẠI
DẠNG 1. XÁC ĐỊNH SỐ NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ TỪ SỐ MOL
I. HƯỚNG GIẢI
Áp dụng công thức:
Số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) = n . N = n x 6.1023
n: số mol
II. BÀI TẬP MẪU
Tính số nguyên tử Na có trong 0,12 mol nguyên tử Na.
Hướng giải
Số nguyên tử Na = 0,12 x 6.1023 = 0,72.1023 (nguyên tử)
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1.
Tính số phân tử NaCl có trong 0,6 mol phân tử NaCl.
Bài 2
Tính số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) có trong:
a) 0,4 mol nguyên tử Fe.
b) 2,5 mol nguyên tử Cu.
c) 0,25 mol nguyên tử Ag.
d) 1,25 mol nguyên tử Al.
e) 0,125 mol nguyên tử Hg.
f) 0,2 mol phân tử O2.
g)1,25 mol phân tử CO2.
h) 0,5 mol phân tử N2.
i) 2,4 mol phân tử H2O.
Bài 3.
a) 2,5 mol nguyên tử sắt
b) 0,5 mol nguyên tử chì.
c) 1,5 mol phân tử khí oxi.
d) 0,5 mol phân tử NaCl.
e) 0,75 mol phân tử nước H2O.
f) 2 mol phân tử NaOH.
LỜI GIẢI
Bài 1.
Số phân tử NaCl có trong 0,6 mol phân tử NaCl là: 0,6. N = 0,6 . 6.1023 = 3,6. 1023 (phân tử)
Bài 2.
a) 0,4 mol nguyên tử Fe chứa : 0,4. N = 0,4 . 6.1023 = 2,4. 1023 (nguyên tử Fe )
b) 2,5 mol nguyên tử Cu chứa : 2,5. N = 2,5 . 6.1023 = 2,4. 1023 (nguyên tử Cu)
c) 0,25 mol nguyên tử Ag chứa : 0,25. N = 0,25 . 6.1023 = 2,4. 1023 (nguyên tử Ag)
d) 1,25 mol nguyên tử Al chứa : 1,25. N = 1,25 . 6.1023 = 2,4. 1023 (nguyên tử Al)
e) 0,125 mol nguyên tử Hg chứa : 0,125. N = 0,125 . 6.1023 = 2,4. 1023 (nguyên tử Hg)
f) 0,2 mol phân tử O2 chứa : 0,2. N = 0,2 . 6.1023 = 0,2. 1023 (phân tử O2)
g)1,25 mol phân tử CO2 chứa : 1,25. N = 1,25 . 6.1023 = 2,4. 1023 (phân tử CO2)
h) 0,5 mol phân tử N2 chứa : 0,5. N = 0,5 . 6.1023 = 2,4. 1023 (phân tử N2)
i) 2,4 mol phân tử H2O chứa : 2,4. N = 2,4 . 6.1023 = 2,4. 1023 (phân tử H2O)
Bài 3
a) 2,5 mol nguyên tử sắt chứa: 15. 1023 nguyên tử sắt
b) 0,5 mol nguyên tử chì chứa: 3. 1023 nguyên tử chì
c) 1,5 mol phân tử khí oxi chứa 9. 1023 phân tử khí oxi
d) 0,5 mol phân tử khí oxi chứa 3. 1023 phân tử khí oxi
e) 0,75 mol phân tử nước H2O chứa 4,5. 1023 phân tử nước H2O
f) 2 mol phân tử NaOH chứa 12. 1023 phân tử NaOH
DẠNG 1. XÁC ĐỊNH SỐ MOL TỪ SỐ NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
I. HƯỚNG GIẢI
Áp dụng công thức:
Số hạt (nguyên tử hoặc phân tử) = n . N = n x 6.1023
n: số mol
II. BÀI TẬP MẪU
Bài 1. Tính số mol nguyên tử Mg của 0,35 N nguyên tử Mg.
Hướng dẫn:
Số mol nguyên tử Mg: n = (0,35. N) : N = 0,35 mol.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1
Tính số mol phân tử H2O của 12,6.1023 phân tử H2O.
Bài 2
Tính số mol của:
a) 1,8N phân tử H2
b) 2,5N phân tử N2.
c) 3,6N phân tử NaCl.
d) 0,06.1023 phân tử C12H12O11.
e) 1,44.1023 phân tử H2SO4.
LỜI GIẢI
Bài 1.
Số mol phân tử H2O : n = 12,6. 1023 : N = 12, 6. 1023: 6. 1023 = 2,1 mol
Bài 2.
a) 1,8N phân tử H2 chứa 1,8 mol phân tử H2
b) 2,5N phân tử N2 chứa 2,5 mol phân tử N2
c) 3,6N phân tử NaCl chứa 3,6 mol phân tử NaCl
d) 0,06.1023 phân tử C12H12O11 chứa 0,01 mol phân tử C12H12O11
e) 1,44.1023 phân tử H2SO4 chứa 0,24 mol phân tử H2SO4