Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất

Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất

Trong chương trước học về chất. Chúng ta biết được khí oxi, khí hiđro, nhôm, sắt, đường, nước… là những chất và trong điều kiện bình thường mỗi chất đều có những tính chất nhất định.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

Nhưng không phải các chất chỉ có những biểu hiện về tính chất mà còn có những biến đổi khác. Đó là những biến đổi nào?

Sự biến đổi chất

I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Hiện tượng vật lý

– Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

VD: Đun sôi nước ở 1000C, nước lỏng chuyển thành hơi nước.

2. Hiện tượng hóa học

– Là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

VD: Khi bị đun nóng, đường phân hủy biến đổi thành than và nước.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Điền từ, cụm từ thích hợp vào câu sau:

Hiện tượng……….là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng thái, khác với…….là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Bài 2. Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:

A. Sự thay đổi về trạng thái của chất.

B. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

C. Sự xuất hiện chất mới.

D. Sự thay đổi về màu sắc của chất.

Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất

Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất

Bài 3. Hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hóa học:

a. Băng tan

b. Nến cháy bị nóng chảy

c. Đĩa vỡ

d. Sắt gỉ

e. Xay tiêu

g. Mùa hè thức ăn thường hay bị ôi thiu là hiện tượng gì?

h. Mặt trời mọc, sương tan dần

i. Nước chảy đá mòn

k. Bong bóng bay, bay lên trời rồi nổ tung.

l. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photpin PH3 cháy trong không khí.

Bài 4. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích.

a. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit)

b. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

c. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

d. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

Bài 5. Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng biến thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lý, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: trong không khí có khí oxi và nến cháy là do chất này tham gia.

Bài 6. Hiện tượng sau là hiện tượng vật lí hay hóa học. Giải thích?

a. Hiện tượng thủy triều.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

c. Hiện tượng sấm sét

d. Hiện tượng bóng đèn dây tóc sáng lên khi có dòng điện chạy qua.

e. Hiện tượng tuyết rơi.

f. Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu

LỜI GIẢI

Bài 1.

Hiện tượng vật lý là hiện tượng chỉ biến đổi hiện tượng hóa học về thể, trạng thái, khác với là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Bài 2.

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là sự xuất hiện của chất mới → Đáp án C.

Bài 3. Hiện tượng sau là hiện tượng vật lý hay hóa học:

a. Băng tan → Hiện tượng vật lý

b. Nến cháy bị nóng chảy → Hiện tượng hóa học

c. Đĩa vỡ → Hiện tượng vật lý

d. Sắt gỉ→ Hiện tượng hóa học

e. Xay tiêu → Hiện tượng vật lý

g. Mùa hè thức ăn thường hay bị ôi thiu là hiện tượng gì?

h. Mặt trời mọc, sương tan dần → Hiện tượng vật lý

i. Nước chảy đá mòn→ Hiện tượng hóa học

k. Bong bóng bay, bay lên trời rồi nổ tung → Hiện tượng vật lý

l. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photpin PH3 cháy trong không khí → Hiện tượng hóa học

Bài 4.

a. Là hiện tượng hóa học vì lưu huỳnh được biến đổi thành lưu huỳnh đioxit.

b. Là hiện tượng vật lí vì khi thủy tinh nóng chảy bị biến dạng (do tác dụng của nhiệt) nhưng thủy tinh vẫn không đổi về chất.

c. Là hiện tượng vật lí vì cồn bị bốc hơi ra khỏi lọ do tính chất vật lí chứ không tác dụng với một chất nào khác.

Bài 5

“Khi đốt nến cháy lỏng thấm vào bấc”  là xảy ra hiện tượng vật lý vì nến bị biến dạng thành dạng hơi.

“Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí khí cacbon đioxit và hơi nước” xảy ra hiện tượng hóa học vì ở đây nến (làm bằng parafin) cháy trong không khí tạo ra hai chất khác là cacbon đioxit và hơi nước.

Bài 6.

a. Nước biển được giữ lại trên Trái Đất là nhờ lực hấp dẫn. Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương. Dẫn đến hiện tượng thủy triều. → Hiện tượng vật lý

b. Quang hợp ở cây xanh là quá trình do năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. → Hiện tượng hóa học

c. Sấm sét là hiện tượng phóng điện trong thiên nhiên. Nó hay xảy ra khi trời mưa là do sự hiện diện của các đám mây tích điện trái dấu. → Hiện tượng vật lý

d. Bóng đèn sáng là do khi có dòng điện chay qua. → Hiện tượng vật lý

e. Tuyết rơi là hiện tượng giống như mưa nhưng là mưa của những tinh thể đá nhỏ. Trong các đám mây > – 100C các phân tử nước tụ lại và hình thành nên các tinh thể đá nhỏ. → Hiện tượng vật lý

f. Thức ăn để lâu ngày sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa. → Hiện tượng hóa học

Thảo luận cho bài: Lý thuyết trọng tâm về sự biến đổi chất