Độ tan của một chất trong nước
Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện nhất định.
Bài viết dưới đây nhằm mục đích giúp các em làm quen với khái niệm độ tan, cũng như các dạng bài tập về độ tan
Bài tập độ tan-nồng độ dung dịch
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Chất tan và chất không tan
– Nếu 100 gam nước hòa tan:
> 10 gam chất tan → chất dễ tan hay chất tan nhiều.
< 1 gam chất tan → chất tan ít.
< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.
2. Tính tan của các hợp chất trong nước
– Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.
– Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
– Muối: Các muối nitrat đều tan.
+Phần lớn các muối clouaa và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.
+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.
Ta có bảng tính tan của một số hợp chất sau:
Chú thích: K : không tan
T: Tan
KB: không bền
K: bền
3. Độ tan của một chất trong nước
a. Định nghĩa
– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
VD: ở 25oC :
+ SNaCl = 36 g
+ S đường mía= 204 g
b. Yếu tố ảnh hưởng tới độ tan
– Độ tan của chất rắn trong nước: khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng và ngược lại.
– Độ tan của chất khí trong nước: độ tan của chất khi trong nước sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và áp suất.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Hãy chọn câu trả lời đúng.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D.Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa. Bài giải:
Bài 2. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Phần lớn là tăng
D. Phần lớn là giảm
E. Không tăng và cũng không giảm.
Bài 3. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Có thể tăng và có thể giảm
D. Không tăng và cũng không giảm.
Bài 4. Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.
Bài 5. Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 180C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 g Na2CO3 trong 250 g nước thì được dung dịch bão hòa.
LỜI GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
Bài 1.
Đáp án : D đúng.
Bài 2.
Đáp án : C đúng
Bài 3.
Đáp án : A đúng
Bài 4.
Từ điểm nhiệt độ 10oC và 60oC ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng), tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:
+ Độ tan NaNO3: ở 10oC là 80 g, ở 60oC là 130 g
+ Độ tan KBr: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 95 g
+ Độ tan KNO3: ở 10oC là 20 g, ở 60oC là 110 g
+ Độ tan NH4Cl: ở 10oC là 30 g, ở 60oC là 70 g
+ Độ tan NaCl: ở 10oC là 35 g, ở 60oC là 38 g
+ Độ tan Na2SO4: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 45 g
Ta có thể kẻ bảng: