Tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống qua bài ” Từ ấy “

Tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống qua bài ” Từ ấy “

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

NLXH: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay

Đề bài: Bài thơ “ Từ ấy” có thể coi là tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống đích thực khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ điều đó.

Hướng dẫn soạn bài:

Dàn ý

MB

– Giới thiệu tác giả Tố Hữu

+ Tố Hữu trước khi tham gia cách mạng là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn, đắm say trong những vần thơ tình yêu.

+ Khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, ngòi bút của thi sĩ đã chuyển hướng sang thơ trữ tình chính trị, dùng thơ ca thể hiện những bước chuyển mình của lịch sử dân tộc.

– Giới thiệu tác phẩm và chỉ ra luận đề “bài thơ được coi là tuyên ngôn về lẽ sống đích thực của nhà thơ”.

+ “Từ ấy” là bài thơ đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng của người thanh niên này. Vì thế, bài thơ có thể coi là tuyên ngôn về lẽ sống đích thực của nhà thơ.

TB

  1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

– Hai câu đầu: Viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm đặc biệt của đời mình là được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ như “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” để diễn tả sức mạnh kì diệu của lí tưởng cộng sản. Lí tưởng như nguồn sáng mặt trời chiếu rọi tâm hồn chàng thanh niên, khiến tâm hồn chàng được sưởi ấm và thức tỉnh.

– Hai câu sau: tác giả sử sụng bút pháp trữ tình lãng mạn với hình ảnh so sánh “hồn tôi như một vườn hoa lá” để diễn tả niềm vui sướng vô hạn của mình khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Đó là vườn cây tươi xanh với hương thơm, trái ngọt và tiếng chim ca.

Tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống qua bài ” Từ ấy "

Tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống qua bài ” Từ ấy “

  1. Khổ 2: Những nhận thức mới mẻ về lẽ sống

– Hai câu đầu: Đi từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người, từ giả lối sống tiểu tư sản, Tố Hữu đã hòa cái Tôi vào với cái Ta. Ông khẳng định lẽ sống mới của mình một cách chắc chắn bằng động tưd “buộc”. Đó là sự tự nguyện và quyết tâm hòa nhập với quần chúng của nhà thơ (“trăm nơi” chỉ đồng bào ở khắp nơi, “trang trải” gợi ấn tượng về tình cảm rộng rãi không phân biệt địa vị, tuổi tác).

– Hai câu sau:Tình yêu thương của Tố Hữu không phải là tình yêu thương chung mà là tình hữu ái giai cấp. Nhà thơ khẳng định trong khi quan tâm đến con người, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Ông muốn cùng nắm tay những người lao khổ ấy, “gần gũi” nhau để tạo nên sức mạnh bách chiến, bách thắng.

  1. Khổ 3: Sự hòa mình say mê vào cuộc sống mới. Cuộc sống và chiến đấu mới rất gian khổ nhưng dường như làm cho Tố Hữu say mê.

– Ông khẳng định “tôi đã” nghĩa là cảm thấy mình gắn bó với cuộc sống mới và không còn muốn thay đổi nữa.

– Điệp cấu trúc “là con của vạn nhà”, “là em của vạn kiếp phôi pha”, “là anh của vạn đầu em nhỏ” càng khẳng định sự gắn bó mật thiết, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với những người lao khổ. Đó là tình cảm ruột thịt gắn bó chứ không đơn thuần là tình cảm bạn bè, đồng chí nữa.

KB

– Bài thơ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu.

– Bài thơ với giọng điệu tha thiết, say mê đã thể hiện niềm vui sướng vô bờ, hạnh phúc được làm người cộng sản, được hòa nhập vận mệnh cá nhân với vận mệnh dân tộc của nhà thơ.

Thảo luận cho bài: Tuyên ngôn của Tố Hữu về lẽ sống qua bài ” Từ ấy “