NLXH: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
NLXH: Trên đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng
Đề bài: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay? Nhận thức và suy nghĩ của anh chị về vấn đề này?
Gợi ý làm bài:
MB
– Dân tộc ta có truyền thống tương thân, tương ái. Truyền thống đó đã được đúc kết trong các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao như:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
– Trong xã hội hiện đại hiện nay truyền thống đó vẫn được phát huy nhưng do bị tác động của nền kinh tế thị trường mà có một số biểu hiện suy vi. Vì vậy vấn đề: Đồng cảm và chia sẻ luôn được quan tâm, bàn tới.
TB
- Giải thích câu nói
– “Đồng cảm” theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là: Cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ.
– “Chia sẻ” là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu
- Biểu hiện của đông cảm và chia sẻ
– Đồng cảm là người có tấm lòng nhân hậu, dễ rung cảm với hoàn cảnh của người khác. Hiểu được nỗi buồn vui của lòng người. Để từ đó có hành động chia sẻ, có thể chia sẻ về vật chất, cũng có thể là tinh thần giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách.
– Từ xa xưa truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái đã được đúc kết trong văn hóa dân gian: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
- Phê phán thái độ vô cảm
– Sự phát triển của xạ hội ngày nay bên cạnh những ưu việt thì không tránh khỏi những hạn chế. Nó rất dễ biến con người thành ích kỉ, chỉ lo vun vén thỏa mãn cái tôi cá nhân mà quên đi cái ta chung.
+ Họ thờ ơ trước những niềm vui, nỗi buồn của những con người xung quanh.
+ Thản nhiên trước những câu chuyện buồn đau.
+ Trái tim của những kẻ vô cảm không hề băn khoăn, rung động trước những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần” Một thanh niên không nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt, thấy người tai nạn vay quanh tò mò xem không đưa người bị nạ đi cấp cứu ngay, cho người ăn xin như một sự bố thí,…
+ Có thể nói đồng cảm và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là phẩm chất cần có ở mỗi người. Giữ gìn và phát huy truyền thống đó con người sẽ trở nên cao cả hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn và đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn.
KB
– Lòng vị tha và tinh thần đồng cảm, chia sẻ cần được phát huy để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
– Dù cuộc sống có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì mỗi người cũng phải cố gắng giữ đạo lí và quan niệm sống “thương người như thể thương thân”.