Truyện cổ tích, truyện cười

Truyện cổ tích, truyện cười

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Ca dao lớp 10

1. Truyện cổ tích:

a. Định nghĩa:

Truyện cổ tích là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

Có hai loại: cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.

Truyện cổ tích, truyện cười

b. Vài nét về truyện cổ tích”Tấm Cám”.

– Yếu tố thần kì: có sự xuất hiện của nhân vật Bụt, Tấm hóa thân nhiều lần, yếu tố thần kì thể hiện khát vọng và triết lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, cái thiện dù trải qua khó khăn gian khổ song vẫn có sức sống mãnh liệt.

– Sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con người dì ghẻ với động cơ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng.

– Từ sự phản ứng yếu ớt, Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn.

– Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện về Tấm xem hội phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.

– Từ đoạn truyện về cái chết của cô Tấm trở đi phản ánh mâu thuẫn vì quyền lợi xã hội nên mâu thuẫn đã biến thành xung đột một mất  một còn, rất dữ dội, quyết liệt.

-> Phản ánh những mâu thuẫn khác nhau trong cuộc sống

 Truyện cổ tích, truyện cười

– Nét đặc sắc về nghệ thuật truyện Tấm Cám: sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của mình.

2. Truyện cười

a. Định nghĩa:

Truyện cười là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

 

Truyện cổ tích, truyện cười

Truyện cổ tích, truyện cười

b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học

– Tam đại con gà

+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ(cái dốt càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ).

+ Dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách cũng không biết.

+ Dốt nhưng lại tự cho mình là giỏi(sau khi khan thổ công)

+ Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế(giấu dốt).

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua các tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ ra.

– Nhưng nó phải bằng hai mày.

+ Cái xấu bị phê phán trong truyện là sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của quan lại địa phương khi xử kiện.

+ Lí trưởng nổi tiếng xử kiên giỏi.

+ Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.

+ Lẽ phải – xòe năm ngón tay.

+ Lẽ phải nhân đôi – xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải. Lẽ phải đo bằng tiền.

+ Nghệ thuật gây cười của truyện chính là ở sự kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối chơi chữ độc đáo của nhân vật.

Thảo luận cho bài: Truyện cổ tích, truyện cười