Ca dao lớp 10
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian
1. Định nghĩa:
Ca dao là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.
2. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã được trích dạy trong SGK ngữ văn 10.
* Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
– Nội dung cảm xúc của những bài-câu ca dao là nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm yêu thương, chung thủy của họ trong quan hệ bè bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm làng, quê hương, đất nước.
– Bài 1,2: Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng nghĩa tình vẫn bền vững, sắt son.
– Bài 4:Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn.
– Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu.
– Bài 6:Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng.
Ca dao lớp 10
– Những cảm xúc trên được bộc lộ vừa chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật diễn đạt giàu hình ảnh, đậm màu sắc dân tộc và dân dã của ca dao(so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhiều hình ảnh mang nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao; Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những từ phiếm chỉ, từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ.
*Chùm ca dao hài hước
– Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của những người lao động.
– Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh(dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa).