Trắc nghiệm: Một số oxit quan trọng (dễ)

Trắc nghiệm: Một số oxit quan trọng (dễ)

Bài viết giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm về oxit, phân loại oxit, đồng thời nắm bắt được những oxit quan trọng trong thực tiễn.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Trắc nghiệm: Oxit (khó)

Câu 1. Oxit khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit sunfuric là:

A. CO2

B. SO3

C. SO2

D. K2O

Câu 2. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:

A. CuO

B. ZnO

C. PbO

D. CaO

Câu 3. Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxicacbonat bởi nhiệt là:

A. CaO và CO

B. CaO và CO2

C. CaO và SO2

D. CaO và P2O5

Câu 4. Cặp chất tác dụng với nhau sẽ tạo ra khí lưu huỳnh đioxit là :

A. CaCO3 và HCl

B. Na2SO3 và H2SO4

C. CuCl2 và KOH

D. K2CO3 và HNO3

Câu 5. Khí nào sau đây duy trì sự sống và sự cháy?

A. CO

B. O2

C. N2

D. CO2

Trắc nghiệm: Một số oxit quan trọng (dễ)

Trắc nghiệm: Một số oxit quan trọng (dễ)

Câu 6. Chất nào sau đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. CO2

B. SO2

C. N2

D. O3

Câu 7. Chất nào có trong không khí góp phần gây nên hiện tượng vôi sống hóa đá?

A. NO

B. NO2

C. CO2

D. CO

Câu 8. Vối sống có công thức hóa học là:

A. Ca

B. Ca(OH)2

C. CaCO3

D. CaO

Câu 9. Cặp chất tác dụng với nhau tạo ra muối natrisunfit là:

A. NaOH và CO2

B. Na2O và SO3

C. NaOH và SO3

D. NaOH và SO2

Câu 10. Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm xanh quì tím là:

A. CO2

B. P2O5

C. Na2O

D. MgO

Câu 11. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2 ; CO; SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong dư , khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Câu 12. Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:

A. HCl

B. NaOH

C. HNO3

D. Quì tím ẩm

Câu 13. Chất nào dưới đây có phần trăm khối lượng của oxi lớn nhất?

A. CuO

B. SO2

C. SO3

D. Al2O3

Câu 14. Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2 và CO2), người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

A. HCl

B. Ca(OH)2

C. Na2SO4

D. NaCl

Câu 15. Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH> 7?

A. CO2

B. SO2

C. CaO

D. P2O5

Câu 16. Để nhận biết 3 khí không màu SO2; O2; H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:

A. Quì tím ẩm

B. Quì tím ẩm và dùng tàn đóm đỏ

C. Than hồng trên que đóm

D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 17. Khí nào có tỉ khối đối với hiđro bằng 32 là:

A. N2O

B. SO2

C. SO3

D. CO2

Câu 18. Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này đi qua :

A. H2SO4 đặc

B. NaOH rắn

C. CaO

D. KOH rắn

Câu 19. Chất khí nặng gấp 2,2069 lần không khí là:

A. CO2

B. SO2

C. SO3

D. NO

Câu 20. Dãy các chất tác dụng với lưu huỳnh đioxit là:

A. Na2O; CO2; NaOH; Ca(OH)2

B. CaO; K2O; KOH; Ca(OH)2

C. HCl; Na2O; Fe2O3; Fe(OH)3

D. Na2O; CuO; SO3; CO2

ĐÁP ÁN

1B 2D 3B 4B 5B 6B 7C 8D 9D 10C
11A 12D 13C 14B 15C 16B 17B 18A 19B 20B

Thảo luận cho bài: Trắc nghiệm: Một số oxit quan trọng (dễ)