Tính thống nhất về chủ đề và Bố cục văn bản
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Tính thống nhất về chủ đề và Bố cục văn bản
A Mục đích yêu cầu:
– Giúp hs ôn tập và nâng cao những kiến thức : Tính thống nhất về chủ đề và bố cục văn bản.
– Rèn kĩ năng trình bày miệng, viết những kiến thức trọng tâm.
– GD ý thức hoc tập bộ môn.
B. Nội dung:
I.Tính thống nhất chủ đề VB:
+ Muốn thể hiện chủ đề của văn bản phải có những yếu tố nào ?
– Chủ đề muốn thể hiện phải có các yếu tố góp sức như nhan đề, bố cục, từ ngữ, câu văn.
+ Vậy thế nào là tính thống nhất về chủ đề cuả văn bản ?
– Chủ đề được biểu đạt xác định không xa dời hay lạc sang chủ đề khác.
+ Các phương diện để biểu hiện của chủ đề là gì ?
– Phương diện giúp thể hiện chủ đề là nhan đề, bố cục, từ ngữ, câu văn.
+ Viết đoạn văn trình bày theo các kiểu: diễn dịch, quy nạp, song hành?
– Kiểu diễn dịch
Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy… nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Bất đắc dĩ phải bán con chó vàng, lão đau đớn dằn vặt lương tâm và cuối cùng dùng bả chó kết liễu đời mình để tạ lỗi với cậu vàng. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào.
– HS thảo luận viết đoạn văn quy nạp
– GV nhận xét đánh giá
II. Bố cục của văn bản:
+ Bố cục văn bản là gì?
Là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề
– BC của văn bản thườnh gồm ba phần: Mở- Thân- Kết
– Bố cục trong vb là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
– VB thường bố cục gồm 3 phần: MB, TB, KB. Mỗi phần có nội dung riêng nhưng các nội dung đó có quan hệ với nhau trong vb.
+ MB: nêu ra chủ đề sẽ nói trong vb.
+ TB: có 1 số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Nội dung được trình bày theo 1 thứ tự mạch lạc tuỳ thuộc vào kiểu vb, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai của chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
+ KB: tổng kết chủ đề của vb.
+ Nêu nhiệm vụ của từng phần?
+ Qua thực tế vẫn làm, em rút ra được những kinh nghiệm gì về các phần trong bố cục một văn bản.
*Mở bài:
-Là phần bắt đầu của văn bản, có nhiệm vụ gợi sự chú ý, kích thích hứng thú và định hướng sự
tiếp nhận của người đọc. Mở bài cho mỗi kiểu văn bản có thể có những
cách thức riêng, nhưng cần đảm bảo một số nội dung chính như: Nêu đối tượng và
vấn đề chính của văn bản ( Đặt vấn đề )
*Thân bài:
-Là phần chính của văn bản. Nội dung đi vào giải quyết vấn đề (đối tượng) chi tiết hơn .TB lần
lượt triển khai thành các ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp theo hệ thống, trình tự hợp lí, lô gíc (có kèm
theo những dẫn chứng cụ thể)
– Về hình thức, thân bài thường được tách ra thành một số đoạn văn. Các đoạn văn liên
kết với nhau, cùng hướng về một nội dung thống nhất.
*Kết bài:
Là phần có nhiệm vụ đánh dấu sự kết thúc của văn bản. KB khái quát lại vấn đề,nhấn
mạnh nội dung trọng tâm và có thể nêu cảm xúc đặc biệt ( kiểu kết khép) hoặc khơi gợi cho
người đọc những suy nghĩ, cảm xúc tiếp theo (kiểu kết thúc mở )
– GV nêu một số vi dụ cho hs thấy rõ những điều vừa nêu(văn bản: Rừng cọ quê tôi)
Bài tập :
1,Lập bố cục cho các đề bài sau:
+ Hãy kể về một người thân của em?
+ Kể về một tấm gương vượt khó mà em biết?
2,Với đề bài “:Kể về một lỗi lầm làm em ân hận mãi” có bạn đã sắp xếp các ý như sau:
– Giờ sinh hoạt lớp, lớp trưởng báo cáo tình hình thực hiện nội quy trong giờ học.
Lớp ngạc nhiên vì Tùng – lớp phó, bị nêu tên ăn quà vặt trong lớp. Tùng sẽ bị làm
kiểm điểm, tôi rất sợ việc này.
– Đến tình hình chuẩn bị đồ dùnghọc tập: nhiều bạn bị nêu tên vì quên vở GD CD, tôi cũng
quên nhưng không bị nêu tên. Tôi cảm thấy rất may.
– Đến lúc bổ sung ý kiến về tình hình này, bạn Sơn tự nhận không làm đủ bài tập toán
tôi lại rất băn khoăn.
– Nhìn Tùng đang viết bản kiểm điểm, tôi đấu tranh tư tưởng càng dữ.
-Nhưng cuối cùng không ai nói gì đến nên tôi cũng không tự nhận.
– Sau này tôi ân hận mãi
a, Theo em, bố cục trên là sự kết hợp những trình tự nào?
b, Sự sắp xếp đó có phù hợp với chủ đề (nêu ở đề bài) không? vì sao?
3, Lập dàn ý chi tiết cho các đề bài TLV-sgk trang 37.