Tính theo phương trình hóa học

Tính theo phương trình hóa học

Bài viết giúp ban đọc biết cách bước tính khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng.

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

LT chuyển đổi giữa khối lượng – thể tích và lượng chất

1. Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm

* Các bước giải:

– Đổi số liệu đầu bài. Tính số mol của chất mà đầu bài cho.

– Lập phương trình hoá học.

– Dựa vào số mol chất đã biết để tính số mol chất cần tìm.

– Tính m  hoặc V.

 Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a. Lập PTHH.

b.Tính khối lượng ZnO thu được?

c.Tính thể tích oxi đã dùng? (đktc).

Lời giải

 – Số mol Zn tham gia phản ứng.

a. PTHH:       2Zn    +    O2   2ZnO

2mol       1mol          2mol

0,2mol     ? mol          ? mol

b. Số mol ZnO tạo thành:

Khối lượng ZnO thu được:

mZnO  = 0,2 . 81 = 16,2g.

 Ví dụ 2: Để đốt chấy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2g oxi. Phản ứng kết thúc thu được x gam Al2O3.

a. Lập phương trình phản ứng.

b. Tính a, x.

Tính theo phương trình hóa học

Tính theo phương trình hóa học

Lời giải

             4Al     +   3O2 2Al2O3

* Theo phương trình:

Cứ 4mol Al cần 3mol O2

a gam  ………………….0,6molO2.

Ví dụ 3: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách nhiệt phân kali clorat theo PTPƯ:

KClO3          KCl  + O2

a) Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi

b) Tính khối lượng KCl tạo thành (bằng 2 cách)

Lời giải

nO2 = m : M = 9,6 : 32 = 0,3 mol

2KClO3→2KCl  +   3O2

2 mol        2 mol     3 mol

nKClO3 =  2/3. nO2 = 2/3 . 0,3  = 0,2 mol

nKCl    = nKClO3      = 0,2 mol

a) Khối lượng của KClO3 cần dùng là:

mKClO3 = n . M = 0,2.122,5 = 24,5 gam

b) Khối lượng của KCl tạo thành là:

mKCl = n.M = 0,2.74,5 = 14,9 gam

Cách 2: Theo ĐLBTKL :

mKCl = mKClO3 – mO2= 24,5 – 9,6 = 14,9 gam

2. Tính thể tích khí tham gia và tạo thành

Ví dụ 1:  Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,12l CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành.(đktc).

Ví dụ 3: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) t/d vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:

R + Cl2 à RCl

a) Xác định tên kim loại R

b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành

Lời giải

Cách 1:

1) nCl2 = V: 22,4 =1,12 : 22,4 =0,05 mol

2) Phương trình:

2R   +  Cl2    à 2RCl

2mol    1mol       2 mol

3) Theo PTPƯ:

nR = 2 nCl2 = 2. 0,05 = 0,1 mol

à MR= mR: nR   = 2,3 :0,1 = 23 gam

à R là natri (Kí hiệu Na)

* Ta có pt:

2Na + Cl2 à 2NaCl

Theo pt:

nNaCl= 2nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol

mNaCl =n.M = 0,1 . 58,5 = 5,85 gam

Cách 2: Theo đlbtkl

mNaCl=mNa+mCl2= 2,3+ 0,05 .71=5, 85 gam

Thảo luận cho bài: Tính theo phương trình hóa học