Tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hóa học của kim loại

Song cửa sổ được làm bằng kim loại sắt, theo thời gian ta thấy song cửa bị gỉ. Đã có phản ứng hóa học nào xảy ra? Kim loại có những tính chất gì? Cùng tìm hiểu bài dưới đây

 Mời các bạn tham khảo thêm:

Hợp kim sắt: gang, thép

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. TÁC DỤNG VỚI PHI KIM

1. Tác dụng với oxi

– Kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tác dụng với oxi tạo oxit.

2Mg + O2   →  2MgO

2Al + 3O2  →   2Al2O3

3Fe + O2   →  Fe3O4

2. Tác dụng với phi kim khác

– Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

Cu+ Cl2  → CuCl2

Al + Cl2  → AlCl3

Fe+ Cl2  → FeCl3

Nếu Fe dư:

Fe + FeCl3  → FeCl2

– Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

Cu + S  → CuS

Fe + S → FeS

Hg + S → HgS

=> Khi cần gom thủy ngân dùng bột thủy ngân tuyệt đối không để tay tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân. VD: vỡ cặp nhiệt độ

II. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT (HCl, H2SO4 loãng….)

Fe + HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Chú ý: Với axit H2SO4 đặc

2Ag + H2SO4 đặc,  nóng→ Ag2SO4 + SO2 ↑ + 2H2O

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

III. TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhận xét: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

=> Hoạt động hóa học của Fe> Cu> Ag

KẾT LUẬN: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Câu 1. Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. FeCl3 , MgO, Cu, Ca(OH)2                                               B. NaOH, CuO, Ag, Zn

C. Mg(OH)2 , CaO, K2SO3 , NaCl                                         D. Al. Al2O3 , Fe(OH)3 , BaCl2

Câu 2. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào xảy ra phản ứng ?

A. Cu + ZnSO4              B. Ag + HCl                            C. Ag + CuSO4                   D. Zn + Pb(NO3)2

Câu 3. Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là kim loại nào sau đây ?

A. Fe                             B. Al                                       C. Mg                                 D. Ca

Câu 4. Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai ?

A. Kim loại tác dung với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag

B. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH: Al

C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe

D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên

Câu 5. Hóa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây? (biết hóa trị của kim loại trong khoảng từ I đến III).

A. Ca                                          B. Mg                         C. Al                                  D. Fe

Câu 6. Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit

B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối

C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối

D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 9,6 gam một kim loại M (chưa rõ hóa trị) trong bình chứa khí clo nguyên chất. Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội thì thu được 20,25 gam muối clorua. Kim loại M là :

A. Fe                             B. Al                                       C. Cu                                  D. Zn

Câu 8. Để hòa tan hoàn toàn 1,3 gam kẽm thì cần 14,7 gam dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc khối lượng hiđro thu được là:

A. 0,03 gam                   B. 0,06 gam                            C. 0,04 gam                        D. 0,02 gam

Câu 9. Trong hợp chất oxit của kim loại A thì oxi chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là:

A. Cu                             B. Zn                                       C. K                                   D. Na

Câu 10. Một bạn học sinh đã đổ nhằm dung dịch sắt (II) sunfat vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sunfat. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối kẽm sunfat, theo em dùng kim loại nào ?

A. Đồng                         B. Sắt                                      C. Kẽm                               D. Nhôm

Câu 11. Hòa tan 2,7 gam kim loại A bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại A là:

A. Fe                             B. Sn                                       C. Zn                                  D. Al

Câu 12. Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:

– Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

– Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

– Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

– Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

A. Kẽm                          B. Vàng                                                                              C. Nhôm     D. chì

Tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hóa học của kim loại

Câu 13. Cho 1,08 gam kim loại Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 6,84 gam một muối khan duy nhất. Vậy kim loại Z là:

A. Niken                        B. Canxi                                  C. Nhôm                            D. Sắt

Câu 14. Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sunfat và khí hiđro. Hãy chọn phản ứng để mô tả hiện tượng trên.

A. Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2                                                                                                                              

B. 2Al + H2SO4 →   Al2SO4 + H2                                                                                                    

C. Al + 3H2SO4 →   Al(SO4)3 + H2

D. 2Al + 3H2SO4 →  Al2(SO4)3 + 3H2

C. ĐÁP ÁN

1D

2D

3D

4A

5C

6C

7C

8C

9C

10C

11D

12C

13C

14D

 

Thảo luận cho bài: Tính chất hóa học của kim loại