Tính chất của phi kim

Tính chất của phi kim

Phi kim là những nguyên tố như thế nào? Chúng có đặc điểm cũng như tính chất ra sao? Hãy tìm hiểu bài dưới đây

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Lý thuyết Clo

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I) Tính chất vật lý:

– Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, …); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2…).

– Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

– Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.

II) Tính chất hóa học:

1)  Tác dụng với kim loại:

       a)  Nhiều phi kim + kim loại  →   muối:

Ví dụ:              2Na   +   Cl2   →    2NaCl

       b)  Oxi +  kim loại  →   oxit:

            Ví dụ:              2Cu    +   O2   → 2CuO

2) Tác dụng với hiđro:

        a)   Oxi  +  khí hiđro  →    hơi nước

Ví dụ:              2H2   +   O2      2H2O

         b)  Clo  +  khí hiđro  →    khí hiđro clorua

Ví dụ:              H2   +   Cl2   → 2HCl

         c) Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, …) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.

Tính chất của phi kim

Tính chất của phi kim

3) Tác dụng với oxi:

          Nhiều phi kim  +  khí oxi  →   oxit axit

Ví dụ:              S    +     O2  → SO2

                                    4P   +    5O2  → 2P2O5

4) Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

– Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

– Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Ở đk thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Bài 2. Dãy gồm các phi kim thể khí ở đk thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Bài 3. Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Bài 4.

Ở đk thường phi kim ở thể lỏng là:

A. Oxi

B. Brom

C. Clo

D. Nitơ

Bài 5. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Bài 6. Dãy phi kim tác dụng với nhau là:

A. Si, Cl2, O2

B. H2, S, O2

C. Cl2, C, O2

D. N2, S, O2

Bài 7. Độ tan của chất khí tăng nếu:

A. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất

B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất

C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất

D. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất

Bài 8. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại

B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Bài 9. Để các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là:

A. C, Br2, S, Cl2

B. C, O2, S, Si

C. Si, Br2, P, Cl2

D. P, Si, Cl2, S

Bài 10. Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. Br, Cl, F, I

B. I, Br, Cl, F

C. F, Br, I, Cl

D. F, Cl, Br, I

Bài 11. Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần

A. Cl, S, P, Si

B. S, P, Cl, Si

C. Cl, Si, P, S

D. S, Si, Cl, P

Bài 12. X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C

B. N

C. S

D. P

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

B

B

A

B

C

A

A

B

A

B

Thảo luận cho bài: Tính chất của phi kim