Thí nghiệm vật lý vui với nước, bạn giải thích được không?
Rác thải vũ trụ, bạn sẽ sốc khi biết thông tin này
Vật lý chính là tự nhiên, các hiện tượng vật lý luôn mang đến những điều thú vị bạn hãy cùng xem 8 hiện tượng vật lý thú vị với nước qua video dưới đây và hãy cùng giải thích xem tại sao nó lại như thế mà không phải là như vậy ☻
Hiện tượng vật lý 1:
Trước khi đổ nước, trong cốc là không khí, ta nhìn thấy mũi tên có chiều từ phải qua trái
Giải thích:
- Khi chưa đổ nước, trong cốc là không khí (chiết suất là 1 nhỏ hơn chiết suất của thủy tinh 1,5 rất nhiều), thành cốc mỏng nên chỉ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia sáng chỉ bị bẻ cong một phần nên nhìn xuyên qua cốc ta thấy hai mũi tên không được thẳng.
- Khi đổ nước vào trong cốc chiết suất của nước khoảng 4/3 xấp xỉ bằng chiết suất của thủy tinh 1,5 với cấu tạo tròn của cốc nước (tương đương với 2 mặt cong lồi úp vào nhau) => cả cốc nước lúc này giống như một thấu kính lồi (thấu kính hội tụ) => ảnh qua hệ thấu kính (thấu kính cốc nước và thấu kính mắt) khiến ta nhìn thấy ảnh ngược chiều của mũi tên.
Hiện tượng vật lý 2:
Rắc bột lên mặt nước, lực căng bề mặt giữ cho lớp bột này không bị chìm. Đưa ngón tay nhúng xuống ta thấy lớp bột bám xung quanh vị trí ngón tay.
Sau khi bôi vào ngón tay một chút dung dịch “ma thuật” cắm ngón tay vào trong bát nước lớp bột tự nhiên giãn ra xung quanh
Giải thích: Mấu chốt của hiện tượng trên nằm ở dung dịch ma thuật được sử dụng (có thể đó là một loại dầu) loại dung dịch đó làm thay đổi lực căng bề mặt của nước tại vị trí tiếp xúc, lực này giúp đẩy lớp bột ra xung quanh khi cho ngón tay vào bát nước.
Hiện tượng vật lý 3:
Sau khoảng 10 phút lớp dung dịch màu vàng phía dưới đã chuyển lên trên
Giải thích: hai chất lỏng khác nhau thì có khối lượng riêng khác nhau. Một khe hở nhỏ giúp lớp chất lỏng ở trên (có khối lượng riêng lớn hơn) chàn xuống chiếm phần diện tích bình chứa phía dưới, Đồng thời lớp chất lỏng (khối lượng riêng nhỏ) chảy lên trên chiếm lấy thể tích bên trên. Sau khoảng 10 phút thì quá trình trên dừng lại sau khi lớp chất lỏng ở trên đã chuyển hết xuống dưới và ngược lại, ma thuật ở đây chính là trọng lực (lực hấp dẫn của trái đất lên các vật) và lực đẩy ác-si-mét đối với chất lưu
Hiện tượng vật lý 4:
Đưa một quả bóng lại gần lửa => bùm
Cho một ít nước và trong bóng => đưa lại gần ngọn nến => không bùm
Giải thích: bên trong quả bóng vàng là không khí nên nhiệt lượng từ ngọn nến tỏa ra đủ phá hủy lớp cao su làm quả bóng bị vỡ. Bên trong quả bóng trắng có nước, nhiệt lượng từ ngọn nến truyền sang quả bóng đồng thời nhiệt lượng này cũng truyền sang cả nước làm nước nóng lên. Phần nhiệt lượng tiêu hao cho nước khiến ngọn lửa không đủ phá vỡ lớp cao su => không bùm.
Hiện tượng vật lý 5:
Ảnh sáng bị bẻ cong theo dòng nước
Giải thích: khi truyền từ nước (n1 = 4/3) sang không khí (n2=1) (từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang) với một góc tới phù hợp như trên hình đèn laze chiếu xiên góc từ dưới lên => xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần làm cho ánh dịch chuyển dọc theo đường nước chảy ra như hình dưới đây
Ánh sáng phản xạ toàn phần tại các cạnh của dòng nước nhờ đó mà ánh sáng bị bẻ cong theo dòng nước =>ứng dụng truyền tín hiệu cáp quang
Hiện tượng vật lý 6: chai nước đã được hòa tan chất phát quang nên sẽ phát sáng trong đêm tối
Hiện tượng vật lý 7:
Nước trong chai không thể chảy ra mặc dù được nút bằng nút có lỗ thủng
Giải thích: Bịt nắp chai nước bằng tấm lưới có lỗ thủng nhỏ, tuy nhiên lực căng bề mặt trên mắt nhỏ của tấm lưới đủ lớn thắng được trọng lực khiến cho nước trong chai không thể chảy ra được.
Hiện tượng 8
Đây là dung dịch NaCl bão hòa được làm lạnh, khi có lực tác động, NaCl kết tinh lại (thắt chặt liên kết phân tử NaCl) ta nhìn thấy như nước đông cứng.