Các hiện tượng vật lý bị hiểu lầm trong đời sống
Kính hiển vi quang học, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm là do cách sử dụng ngôn ngữ, cách truyền đạt lại của mỗi người là khác nhau. Ngoài ra các hiện tượng vật lý được con người nắm bắt thông qua quá trình tự trải nghiệm của mình nên không thể tránh được việc đưa ra các kết luận sai lầm.
Quá trình nhận thức tự hình thành và truyền đạt lại mà không cần có sự kiểm chứng khoa học nên thông tin sai lệch bị lan truyền đi và được nhân rộng. Dưới đây là 10 hiện tượng vật lý bị hiểu lầm có thể bạn đã được học:
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ nhất: Nước có khả năng dẫn điện.
Nước (còn gọi là nước cất) trong khoa học có công thức phân tử là H2O, tuy nhiên “nước” dùng trong đời sống hàng ngày là nước uống, nước sử dụng tắm, giặt, tưới tiêu … do bị nhầm giữa hai khái niệm này và được chứng kiến nhiều hiện tượng dò điện, điện giật khi đứng trong “nước” => kết luận nước có khả năng dẫn điện.
Các thí nghiệm vật lý đã chứng minh nước (H2O) hay còn gọi là nước cất không dẫn điện. Nước dùng trong đời sống hàng ngày, nước ở các ao hồ, sông, suối, biển … là nước đã bao gồm các tạp chất bị hòa tan trong đó như muối, bụi bẩn … làm cho “nước” đó trở nên dẫn điện.
Để lấy được nước cất (H2O) trong tự nhiên ta có thể sử dụng các bình sạch đun nóng cho nước đó bốc hơi rồi cho hơi nước ngưng tụ.
Hiện tượng vật lý bị hiểu nhầm thứ hai: vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Vật nặng (khối lượng lớn) vật nhẹ (khối lượng nhẹ) từ suy nghĩa liên hệ so sánh về khối lượng nên phần lớn những người được khảo sát trả lời cho câu hỏi “vật nặng và vật nhẹ vật nào rơi nhanh hơn” sẽ đưa ra ngay câu trả lời vật nặng rơi nhanh hơn. Trong quá trình nghiên cứu sự rơi của các vật các nhà khoa học còn đề cập nhiều đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự rơi từ đó mới có thể kết luận và đưa ra các khái niệm đúng đắn cho chuyển động rơi của các vật vì vậy nếu chưa được tiếp xúc với kiến thức của bài rơi tự do thì chắc chắn bạn sẽ hiểu lầm hiện tượng vật lý trên.
Người đầu tiên kiểm chứng về sự rơi của các vật đó là nhà vật lý học Galieo với thí nghiệm thả rơi nổi tiếng ở tháp nghiên Pisa. Ông cũng là người góp phần đưa ra phương pháp nghiên cứu khoa học các hiện tượng vật lý phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ ba: Trong không gian không có trọng lực
Trọng lực chính trường hợp riêng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và mọi vật đặt trong trường trọng lực. Trên mặt đất hoặc trong tầng khí quyển của Trái Đất mọi người đều bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút về phía tâm của nó. Tuy nhiên ngoài không gian trên một con tàu vũ trụ ta thấy trên các phương tiện thông tin rằng các phi hành gia có thể bay lơ lửng do không chịu tác dụng của trọng lực => kết luận ngoài không gian không có trọng lực (không có lực hấp dẫn của Trái Đất).
Tuy nhiên Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nhờ lực hấp dẫn của Trái Đất => trong không gian vẫn tồn tại trọng lực. Trọng lực có độ lớn p = m.g trong đó m khối lượng của vật, g là gia tốc trọng trường phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất và được xác định bằng biểu thức g=GM(R+h)2g=GM(R+h)2 trong đó M là khối lượng của Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn, R bán kính của Trái Đất và h là khoảng cách từ vật đến mặt đất.
Trong không gian khối lượng của người, tàu vũ trụ quá nhỏ so với khoảng cách của nó đến mặt đất nên g = 0,0000000000….1 <>0 tuy nhiên vì nó không đáng kể nên ta coi nó bằng không.
Trên Trái đất ta vẫn có thể tạo ra môi trường không trọng lực bằng cách cho máy bay chuyển động lên cao sau đó chuyển động nhanh về tâm trái đất với gia tốc bằng g.
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ tư: Lực hấp dẫn của Mặt Trăng hút nước trên trái đất gây ra hiện tượng thủy triều.
Lực hấp dẫn của Mặt Trăng lên nước trên bề mặt của Trái Đất chỉ giải thích được một phần hiện tượng thủy triều đối với phần nước đối diện với Mặt Trăng, còn nửa còn lại không đối diện với Mặt Trăng lực hấp dẫn của nó yếu hơn. Nguyên nhân hiện tượng thủy triều còn phải kể đến tốc độ tự quay của Trái Đất (khoảng 1.673,7km/h) tạo ra quán tính khiến nước ở đại dương thành một khối phình nhẹ khiến nước bị dồn ra chỗ phình đó làm nước ở một số khu vực bị rút bớt đi.
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ năm: tia sét sẽ không đánh trúng một chỗ 2 lần
Tia sét là tia lửa điện được hình thành khi các đám mây tích điện khổng lồ tạo ra một điện thế cực lớn, các điểm trên mặt đất được coi là điện thế bằng không. Sự trênh lệch điện thế tạo nên tia sét “đánh” từ trên trời xuống dưới đất.
Nó xảy ra rất nhanh và rất tự nhiên hầu như không tuân theo quy luật nào, tuy nhiên ta có thể biết hiệu ứng mũi nhọn sẽ thu nhận nhiều tia lửa điện nhất => các cột chống sét là một thanh sắt hình trụ đầu nhọn hướng lên trời để thu sét, nếu sét thường xuyên xảy ra trong khu vực nó sẽ đánh nhiều nhất vào nơi cao nhất và nhọn nhất hướng lên trời giống như tòa nhà cao tầng Empire State ở Mỹ đã trúng sét tới 100 lần/năm.
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ sáu: mùa hè nóng do Trái Đất chuyển động lại gần Mặt Trời hơn
thực sự mùa hè là khoảng thời gian Trái Đất chuyển động đến điểm xa Mặt Trời nhất, mùa hè nóng, mùa đông lạnh tại từng khu vực là do trục của Trái Đất bị nghiêng so với mặt phẳng chuyển động quanh Mặt Trời.
Hiện tượng vật lý bị hiểu lầm thứ bảy: Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất rõ thấy từ vũ trụ
Vạn Lý Trường Thành không phải là công trình nhân tạo duy nhất nhìn rõ từ vũ trụ. Từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), vốn tọa lạc ở độ cao trên 402km so với mặt đất, bạn có thể nhìn thấy bức trường thành khổng lồ của Trung Quốc cũng như nhiều công trình nhân tạo khác. Tuy nhiên, nếu từ mặt trăng, bạn không thể nhìn thấy bất kỳ công trình nào dưới Trái đất, ngoại trừ ánh sáng mờ ảo của những ánh đèn thành phố trong đêm.