Thi học sinh giỏi Văn 8 trường THCS Đức Hiệp 2013

Thi học sinh giỏi Văn 8 trường THCS Đức Hiệp 2013

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi Học sinh giỏi Văn 8 Huyện Thủy Nguyên

TRƯỜNG THCS ĐỨC HIỆP

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2012-2013

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Thời gian:  150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi:       / 3/ 2013

Câu 1: (2 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 10 câu):
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

 

Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:

“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

( Quê hương – Tế Hanh )

Câu 3: (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố).

Câu 4: (9 điểm):

 

Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8

Câu 1:

-Về hình thức: viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.

-Về nội dung: theo suy nghĩ của học sinh có thể theo các ý sau:

+ Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. (0.5đ)

+ Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối thì kết cục chẳng ai được lợi gì. (0.5đ)

+ Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình yêu thương, lòng vị tha) (0.5đ)

+ Bài học: Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li; nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối. (0.5đ)

Câu 2:

-Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:

  1. Nhân hoá: con thuyền (“mỏi”, “nằm”) (0.5đ)
  2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “nghe chất muối” (vị giác chuyển thành thính giác) (0.5đ)

-Tác dụng :

+ Gợi hình: Gợi lên hình ảnh chiếc thuyền như một người dân chài sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. (1.5đ)

+ Gợi cảm: Cho thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì mới có những câu thơ hay đến như vậy. (1.5đ)

Câu 3: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo các ý sau:

Chị Dậu là hình t­ượng tiêu biểu, một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ng­ời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trư­ớc cách mạng tháng Tám 1945: Có phẩm chất của ng­ười phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ng­ười phụ nữ hiện đại (Những phẩm chất đáng quý của chị Dậu). Cụ thể: (0.5đ)

– Chị là người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng: (1đ)

+ Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, được hàng xóm cứu giúp anh Dậu tỉnh lại.

+ Chị nấu cháo, dỗ dành chồng ăn cho lại sức: cử chỉ, lời nói âu yếm thiết tha.

*Cảm nhận: Chị Dậu là một người vợ hiền dịu, sống tình nghĩa, thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Đây là một nét đẹp trong nhân cách của người phụ nữ Việt Nam.

– Chị có sức mạnh và tinh thần phản kháng tiềm tàng trước bọn người độc ác: (1đ)

Chính vì lòng yêu chồng, thương con, bảo vệ chồng, bảo vệ con, bảo vệ gia đình chị đã phải vùng lên chống lại cường quyền bạo lực.

+ Lúc đầu: Chị bình tĩnh cố giảng giải, van xin có tình có lí.

+ Chị cãi lại chúng bằng lí lẽ, bình đẳng (thể hiện sự hiểu biết, ngang hàng với chúng)

+ Chị xông vào cự lại chúng.

Thi học sinh giỏi Văn 8 trường THCS Đức Hiệp 2013

Thi học sinh giỏi Văn 8 trường THCS Đức Hiệp 2013

* Cảm nhận: (2.5đ)

– Lòng căm giận của chị Dậu như trào sôi, thể hiện trong ngôn ngữ, thái độ, hành động: Hình ảnh của chị Dậu đã thay đổi: Một người đàn bà nhà quê bị nhiều oan ức, đè nén ấy trong nháy mắt đã thay đổi hành động.

– Sự vùng lên của chị Dậu không phải là bộc phát, không phải là sự liều lĩnh vô ý thức mà bắt nguồn từ trong ý thức rõ ràng, mạnh bạo và thật dứt khoát. Bởi vì, sau khi “chiến thắng” nghe chồng vừa trách, vừa than thở: “ U nó không được thế………. Mình đánh người ta thì mình phải ngồi tù, phải tội”, chị đã trả lời: “ Thà ngồi tù…. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Điều này thể hiện thái độ hiên ngang, thách thức trước tất cả mọi kẻ cầm quyền, từ những tên quan to nhất đến mấy kẻ tay sai nhỏ nhất lúc bấy giờ.

– Chị Dậu hiện rõ vẻ đẹp của một người phụ nữ nông dân giàu tình thương, có tư thế hiên ngang, bất khuất, dũng cảm vùng lên chống lại cường quyền bạo lực. Chị xứng đáng là người phụ nữ  nông dân tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ Việt Nam trong văn học giai đoạn hiện thực phê phán.

Câu 4: (9 điểm)

  1. YÊU CẦU:
  2. Kỹ năng:

– Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.

– Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.

– Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.

– Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…

  1.  Nội dung:

* Làm rõ sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua một số tác phẩm văn học yêu nước trung đại (từ thế kỉ XI –> XV): “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).

* Học sinh có thể làm bài theo dàn ý sau:

  1. Mở bài:(1đ)

– Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

– Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong “Chiếu dời đô” (Lý Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” (“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi).

  1. Thân bài:(7đ)

*Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:”Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”  và “Nước Đại Việt ta” là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.

  1. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI(Chiếu dời đô).

– Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:

+ Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.

+ Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.

– Khí phách của một dân tộc tự cường:

+ Thống nhất giang sơn về một mối.

+ Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc.

+ Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.

  1. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII(Hịch tướng sĩ).

– Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:

+ Ý chí xả thân cứu nước…

– Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:

+ Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.

+ Quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.

  1. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt(Nước Đại Việt ta).

– Nêu cao tư tưởng “nhân nghĩa”, vì dân trừ bạo…

– Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:

+ Có nền văn hiến lâu đời.

+ Có cương vực lãnh thổ riêng.

+ Có phong tục tập quán riêng.

+ Có lịch sử trải qua nhiều triều đại.

+ Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.

Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công oanh liệt…

  1. Kết bài:(1đ)

– Khẳng định vấn đề…

– Suy nghĩ của bản thân….

  1. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:

+ Đáp ứng những yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót nhỏ.  (8-9 điểm).

+ Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng; diễn đạt tương đối lưu loát. Còn lúng túng trong việc vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm; mắc vài lỗi về chính tả.  (6-7 điểm).

+ Bài làm có nội dung nhìn chung tỏ ra hiểu đề. Xây dựng hệ thống luận điểm chưa đầy đủ hoặc thiếu mạch lạc; Diễn đạt còn dài dòng, lặp ý, một số chỗ còn lủng củng.  (4-5 điểm).

+ Sai một số nội dung cơ bản, lập luận chưa chặt chẽ, rời rạc các ý, mắc một số lỗi về chính tả hoặc diễn đạt.  (1-2 điểm).

Thảo luận cho bài: Thi học sinh giỏi Văn 8 trường THCS Đức Hiệp 2013