Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa “gấu” dành cho FA

Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa gấu dành cho FA

Môn vật lý trong chương trình học tính đến thời điểm hiện được bắt đầu từ lớp 6 bắt đầu với cấu trúc cơ học, nhiệt học, điện học, quang học. Các nội dung trên được lặp lại, bổ xung, chỉnh sửa nâng cao hơn trong chương trình vật lý phổ thông lớp 10, lớp 11, lớp 12.

Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa gấu dành cho FA

Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa gấu dành cho FA

Môn vật lý liệu có thực sự khó? Tại sao mình vẫn FA.​

Môn vật lý ở bậc học trung học cơ sở (lớp 6, 7, 8, 9) quan tâm đến các hiện tượng vật lý ở mức độ đơn giản, gần gũi dễ hiểu nhằm nâng cao khả năng tư duy nhận thức tiếp nhận một cách từ từ với các hiện tượng tự nhiên xung quanh cuộc sống hàng ngày.

Các bài tập vật lý trong môn vật lý lớp 6, 7, 8, 9 nằm trong phạm vi vận dụng công thức liên quan đến bài học, các tính toán chỉ dừng lại ở mức độ đại số (kết quả thu được thường mang dấu +).

Do toán học ở bậc học trung học phổ thông đã bước một bước dài (toán véc tơ, tích phân, vi phân, phương trình , bất phương trình, hệ phương trình …) tiệm cận với kiến thức của đại học, dẫn tới lý thuyết trong môn vật lý ở cấp học trung học phổ thông cũng phát triển lên một cấp độ khác. Thay vì bắt đầu bằng một hiện tượng quen thuộc dễ hình dung thì bài đầu tiên của môn vật lý lớp 10 bắt đầu định nghĩa, khái niệm lại toàn bộ những gì đã biết và thêm vào nhiều khái niệm mới. Điều đó đã dẫn tới kết quả những học sinh có tư duy tốt môn toán sẽ dễ hình dung và nắm bắt được kiến thức thông qua các bài tập liên quan.

Đầu tiên bạn phải hiểu được vì sao môn vật lý nó lại khó, khó ở đâu? tháo gỡ chỗ khó đó bằng cách nào? từ đó mới tìm ra hướng đi, phương pháp học môn vật lý phù hợp cho bạn.

Đó là một thông tin liên quan đến môn vật lý được viết bằng tiếng Anh để hiểu được nó bạn phải dịch nó về tiếng Việt, sau khi dịch thành công bạn phải hiểu được một vài từ chuyên môn. Tất cả những cuốn sách giáo khoa vật lý đang được sử dụng giảng dạy tại Việt Nam đều sử dụng tiếng Việt, vậy bạn đọc tiếng Việt mà vẫn không hiểu thì sao có thể vận dụng được.

VD1: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và vận tốc tăng đều theo thời gian
Trong định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều có hai từ đặc trưng của môn vật lý (gọi tắt là từ chuyên môn) là “quỹ đạo” và “vận tốc tăng đều” nếu bạn hiểu rõ hai từ này sẽ nắm được cả định nghĩa trên.
VD2:

  • Nếu một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc vv→ thì động lượng được xác định bằng biểu thức p=m.vp→=m.v→.
  • Từ thông Φ = NBScosα

Trong định nghĩa động lượng, từ thông thay vì diễn giải tiếp động lượng, từ thông là cái gì thì nó dừng lại ở một biểu thức toán học. Những định nghĩa loại này không nên hướng đến suy nghĩ nó là cái gì, mà nên tập trung vào biểu thức toán học của nó (chính là công thức vật lý), tên gọi của từng đại lượng trong biểu thức, đơn vị của từng đại lượng và vận dụng nó như thế nào khi giải bài tập vật lý liên quan.

Nói chung để hiểu ngay một lý thuyết vừa mới được học cần rất nhiều yếu tố, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là sự tập trung và lắng nghe. Giáo viên giảng dạy có một nhiệm vụ duy nhất là truyền tải và làm rõ phần lý thuyết mới khó hiểu đó, khi được người khác diễn giải bạn sẽ nhanh hiểu và hiểu sâu hơn. Ngoài ra hãy thay đổi cách học thụ động giáo viên nói thế nào chỉ nghe vậy nếu chưa hiểu hãy thử bật máy tính, cầm điện thoại lên và google: abcxyz gấu là gì? chắc chắn bạn sẽ thu được câu trả lời phù hợp.

VD1: m = 5 kg obiekt porusza się z przyspieszeniem a = 2m/s2 wyliczona siła F ? (tiếng Ba Lan)

tóm tắt: m = 5kg; a = 2m/s2 ; F =?
giải: F = ma = 5.2 = 10N
VD2: vật khối lượng 5kg chuyển động từ trạng thái đứng yên sau 5 giây đạt vận tốc 20m/s, tính lực tác dụng vào vật trong khoảng thời gian đó.

tóm tắt: m = 5kg; t = 5giây; v1 = 0; v2 = 20m/s ; F =?
Giải: lý thuyết gần nhất F = ma
suy luận: muốn tính được lực F cần có khối lượng m và gia tốc a; khối lượng m đã có => các giả thiết cho thừa trong bài toán chắc dùng để tính a. Tìm tìm tìm … thấy a = (v-vo)/t => bài toán được giải quyết
VD3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R1 lần lượt là UC1, UR1 và cosφ1; khi biến trở có giá trị R2thì các giá trị tương ứng nói trên là UC2, UR2 và cosφ2. Biết UC1 = 2UC2, UR2 = 2UR1. Giá trị của cosφ1 và cosφ2 là

  • cosφ1 = 1/√5 , cosφ2 = 2/√5.
  • cosφ1 = 1/√3 , cosφ2 = 2/√5.
  • cosφ1 = 1/(2√2) , cosφ2 = 1/√2.
  • cosφ1 = 1/√5 , cosφ2 = 1/√3.

Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa "gấu" dành cho FA
Môn vật lý nói riêng và các môn tự nhiên nói chung để giải quyết bài tập liên quan đều vận dụng tư duy tương tự để giải quyết vấn đề (các vấn đề giống nhau sẽ được giải quyết bằng cùng một phương pháp như nhau hay nói cách khác các dạng bài tập giống nhau sẽ có cùng một phương pháp giải như nhau không cần quan tâm nhiều đến số liệu trong từng bài ).

Nếu bạn chỉ cần đọc hiểu lý thuyết rồi từ đó có thể giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan => bạn thực sự là thiên tài nên khỏi bàn.

Nếu bạn nằm trong phạm vi phải bàn đến thì bạn hoàn toàn bình thường. Để hiểu, ghi nhớ, vận dụng lượng kiến thức nhiều và khổng lồ như trong chương trình học phổ thông không phải là điều đơn giản bạn cần phải dành nhiều thời gian đọc hiểu, vận dụng, vận dụng cao, tư duy, tư duy liên tục từ đó mới có thể hiểu, ghi nhớ và biến các kiến thức đó thành của mình đó là phương pháp chung để tự học môn vật lý.

Môn vật lý khó, môn toán khó, môn hóa khó, môn sinh khó … tất cả các kiến thức mới đều khó, mọi người đều thấy vậy, bạn không phải thiên tài, nhưng bạn đầu tư thời gian, công sức để vượt qua những cái khó đó khiến bạn trở nên phi thường.

Thảo luận cho bài: Tại sao môn vật lý khó? Bí kíp cưa “gấu” dành cho FA