Soạn bài vận nước của Pháp Thuận
(Quốc tộ)
Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
I. Gợi ý trả lời câu hỏi.
Câu 1. Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền? Sự dài lâu? Sự phát triển thịnh vượng?)
Trong cách so sánh này tác giả lấy hình tượng thiên nhiên để nói về vận nước. Cách so sánh vận nước như dây leo quấn quýt nói lên sự bền chặt, vừa nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượn của đất nước. Đó còn là sự mền dẻo nhưng bền bỉ, nhu thắng cương, nhược thắng cường. Nó nói lên sức mạnh nội tại của đất nước.
Câu 2. Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh / chị về:
- Hoàn cảnh đất nước.
- Tâm trạng tác giả.
Học sinh tự làm (xem lại phần Hướng dẫn tìm hiểu bài).
Câu 3. Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”.
Hai câu thơ này nói về đường lối trị nước, cô đọng lại ở hai chữ “vô vi”. Theo thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên. Trong bài thơ này vô vi cần được hiểu theo tinh thần của Nho giáo, một học thuyết chính trị – đạo đức. Người lãnh đạo (cụ thể ở đây là vua) dùng đức của bản thân để cảm hóa nhân dân, hòa hợp với lòng người và không làm gì trái với đạo lí khiến cho dân tin phục. Khi nhân dân tin phục thì xã hội sẽ đạt được cảnh thái bình, vua không cần phải làm gì hơn. Tác giả khẳng định như vậy nhằm khuyên nhà vua trong việc điều hành chính sự nên thuận theo lẽ tự nhiên, dùng đức để trị, lấy đức mà giáo hóa dân. Có làm được như thế thì đất nước mới thái bình, thịnh trị, không còn họa chiến tranh.
Câu 4. Theo anh / chị, hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.