Soạn bài truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
(Truyền thuyết)
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương. Trên cơ sở các chi tiết đã liệt kê, hãy phân tích :
a. Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ ? Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian thể hiện cách đáng giá như thế nào về nhà vua ?
An Dương Vương được thần linh giúp đỡ do ông là một vị vua có trách nhiệm với đất nước, điều đó thể hiện ở việc ông kiên trì xây thành và tìm cách chế tạo vũ khí để giữ gìn non sông. Khi thành xây không được, vua đã lập đàn trai giới cầu đảo bách thần, điều đó càng thể hiện sự chân thành và hết lòng vì đất nước của An Dương Vương. Kể về sự giúp đỡ thần kì của Rùa Vàng, nhân dân muốn ca ngợi An Dương Vương là một ông vua tốt, có trách nhiệm với đất nước. Trong tâm thức người Việt, An Dương Vương là người công nhiều hơn tội.
b. Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện như thế nào ?
- Lần mất cảnh giác thứ nhất, vua không nghi ngờ gì đã đồng ý kết tình thông gia với Triệu Đà.
- Lần mất cảnh giác thứ hai, khi Triệu Đà kéo quân đến, An Dương Vương vẫn ỷ vào nỏ thần, chờ quân giặc kéo tới gần nên đã trở tay không kịp.
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân vật An Dương Vương và việc mất nước Âu Lạc ?
Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái… nhân dân đã thể hiện cách nhìn nhận của mình về vấn đề “công – tội’’ của An Dương Vương trong việc trị vì đất nước Âu Lạc. Đối với nhân dân, việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, chế tạo vũ khí để chống giặc, đó là công lao to lớn. Nhưng việc An Dương Vương mất cảnh giá để quân Triệu Đà chiếm Âu Lạc lại là một tội lớn. Ông đã phải trả giá bằng việc mất nước, tự tay chém đầu con gái mình, rồi cùng đường phải xuống biển. Chi tiết nhà vua tự tay giết con gái cho thấy An Dương Vương đã đặt lợi ích quốc gia lên trên tình thân. Vì thế, trong lòng nhân dân An Dương Vương vẫn là một vị vua được yêu mến.
Câu 2. Đánh giá về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần :
- Nhận xét về ý kiến thứ nhất : (Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước). Nếu chấp nhận cách đánh giá này thì lỗi của Mị Châu rất lớn. Nàng là một người vì tình riêng mà không có trách nhiệm với quốc gia, không quan tâm tới vện mệnh của dân tộc. Một công dân như thế thì đối với bất kì thời đại nào cũng không thể chấp nhận được.
- Nhận xét về ý kiến thứ hai : (Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí) cách đánh giá này xuất phát từ quan niệm, người phụ ngữ phải “tam tòng’’, khi lấy chồng phải tuyệt đối nghe theo lời chồng.
Cả hai cách nghĩ đều chưa thỏa đáng. Để nhìn nhận chính xác vấn đề, chúng ta hãy lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Mị Châu có tội không ? (Không)
- Nàng có cố ý gây ra tai họa mất nước không ? (Không)
- Tội của nàng có thể tha thứ được không ? (Có)
Trả lời xong, chúng ta có thể kết luận rằng : Mị Châu là một nạn nhân đáng thương của một mưu đồ chính trị. Nàng cả tin, ngây thơ và khờ dại. Vì tin tưởng chồng một cách trọn vẹn mà mắc sai lầm. Đối với quốc gia, nàng có tội lớn và tội của nàng không thể tha thứ được. Nhưng Mị Châu đáng được chúng ta thông cảm bởi nàng đáng thương nhiều hơn là đáng trách.
Câu 3. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau ?
Dân gian đã phán xử tội của Mị Châu thông qua chi tiết Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch.
Đem bí mất quốc gia tiết lộ với người ngoài, Mị Châu là người có tội rất lớn. Vì tội lỗi ấy nên Mị Châu phải trả giá bằng tính mạng của mình. Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương. Phải mang danh “là giặc’’ là nỗi oan của Mị Châu nên dân gian đã thành ngọc thạch như một cách rửa oan cho nàng, thể hiện sự thông cảm, bao dung đối với nàng. Đồng thời qua chi tiết ấy, dân gian muốn gửi đến thế hệ trẻ lời nhắn nhủ, phải biết đề cao cảnh giác, đừng nặng tình riêng mà quên đi cái chung nếu khôn sẽ phải trả đắt giá.
Câu 4. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai ca con Mị Châu. Vậy chúng ta nên hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước’’ ?
Chi tiết “ngọc trai – giếng nước’’ là kết thúc hợp lý cho số phận của Mị Châu – Trọng Thủy. Ngọc trai là sự ứng nghiệm với lời cầu khấn của Mị Châu. Nó chứng minh cho sự trong trắng của nàng, chi tiết giếng nước có hồn của Trọng Thủy hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là sự thể hiện mong muốn được hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy. Và việc, khi đem ngọc trai rửa ở giếng ấy, ngọc lại sáng đẹp hơn thể hiện tính nhân đạo trong tâm thức người Việt. Trọng Thủy là một gián điệp chính trị, lợi dụng cả tin của Mị Châu để thực hiện mưu đồ chính trị, nhưng cuối cùng đã chọn cái chết để chuộc lỗi lầm, do vậy, trong tâm thức của người Việt, Trọng Thủy đã được Mị Châu tha thứ ở thế giới bên kia.
Câu 5. Từ những điều đã phân tích, hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử’’ của truyện và cốt lõi lịch sử đó đã được nhân dân thần kì hóa như thế nào ?
Gợi ý :
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy không phải là lịch sử mà là lịch sử đã được biến hình dưới lăng kính chủ quan của dân gian. Nó chỉ lưu giữ cốt lõi lịch sử : nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương có thành cao, hào sâu và vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay của Triệu Đà. Những chi tiết khác chỉ là sự hư cấu.
II. Luyện tập
1. Trình bày ý kiến của bản thân về hai cách đánh giá :
Gợi ý :
Nhận xét về hai cách đánh giá :
a. Trọng Thủy là một gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối.
Có thể, ban đầu Trọng Thủy cầu hôn với Mị Châu hoàn toàn chỉ là mưu đồ chính trị, nhưng trong quá trình chung sống với Mị Châu, tình yêu nơi Trọng Thủy đã nảy sinh. Chi tiết Trọng Thủy ôm xác Mị Châu về an táng và lao đầu xuống giếng tự vẫn đã nói lên điều đó.
b. Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước’’ đã ca ngợi mối tình đó.
Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước’’ đã được giải thích ở trên. Chúng ta chỉ khẳng định rằng, trước sau Trọng Thủy chỉ là một tên giặc cướp nước. Hành động của Trọng Thủy từ đầu đến cuối đều có mục đích. Nhân dân ta luôn yêu – ghét phân minh. Do đó không thể có “sự ca ngợi’’ đối với tên giặc Trọng Thủy được.
Từ sự nhận xét ở trên, học sinh tự đưa ra cách lí giải của riêng mình.
2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trọn đạo lí truyền thống của dân tộc ta ?
Cách xử lí như vậy thể hiện sự bao dung của nhân dân ta. Mị Châu vì khờ dại dẫn đến họa mất nước đã chịu nhận cái chết. An Dương Vương đặt quyền lợi quốc gia lên tình thân, phải tự tay chém đứa con gái của mình (chắc chắn nhà vua rất đau đớn). Bởi vậy, đền và am thờ của hai cha con gần nhau dể tình cha con được vẹn tròn sau khi chết. Đó cũng là sự thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.