Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của học và hành

I. Chủ đề văn bản

Trả lời câu hỏi:

Câu 1. 

Trong văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh, tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời, khi ông được mẹ đưa đến trường học.

Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác bàng bạc, mơn man, trong sáng, nảy nở trong lòng “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Câu 2.

Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Nói khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Trừ những cuộc đời bất hạnh, chúng ta hầu như ai cũng có một kỉ niệm của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên.

Đây là kỉ niệm được ghi lại thành dấu ấn sâu sắc trong suốt cuộc đời.

Thanh Tịnh đã diễn tả cảm nghĩ này với một tâm hồn rung động thiết tha, đầy chất thơ.

Câu 3. Chủ đề của văn bản là vấn đề chính (chủ yếu) được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.

Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

Câu 1. Căn cứ vào nhan đề văn bản Tôi đi học và những câu văn sau đây, em biết văn bản này nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường.

  • Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh”, tác giả (nhân vật tôi) mặc chiếc áo vải dù đen dài cảm thấy trang trọng và đứng đắn. Lòng “tôi” tưng bừng rộn rã, được mẹ hiền “âu yếm nắm tay” dẫn đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”.
  • Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Câu 2.

a. Hãy tìm những từ nữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời:

Văn bản Tôi đi học tập tung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau.

– Những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng ăn sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời: “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều…” “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

b. Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng bạn đi vào lớp.

  • “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi…”
  • “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, hay dám đi từng bước nhẹ…”
  • “Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu trước”.
  • “Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Câu 3. 

Văn bản phải có tính mạch lạc, có đối tượng xác định. Tất cả những yếu tố đó đều tập trung thể hiện ý đồ và cảm xúc của tác giả.

Tính thống nhất về chủ đề còn thể hiện ở nhan đề và quan hệ giữa các phần của văn bản qua các câu văn và từ ngữ thể hiện.

III. Luyện tập

Câu 1.

a.

  • Căn cứ để em biết văn bản trên nói về Rừng cọ quê tôi là nhan đề của tác phẩm Rừng cọ quê tôi.
  • Phần đầu của bài văn miêu tả đời sống của cây cọ. Phân sau nói đến mối quan hệ giữa cây cọ và cuộc sống, sinh hoạt của con người. Phần này tác giả lặp lại nhiều lần từ ngữ rừng cọ.
    • Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ.
    • Ngôi nhà tôi cũng khuất trong rừng cọ.
    • Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ.
  • Phần cuối nói về sự gắn bó giữa con người và cây cọ.
  • Các phần ý lớn trong phần thân bài đã được sắp xếp rất rành mạch, liên tục.
    • Đặc điểm và đời sống cây cọ.
    • Mối quan hệ của tuổi thơ với cây cọ.
    • Sự gắn bó của cây cọ đối với đời sống và sinh hoạt.

Vì vậy, theo em không thể thay đổi được sự sắp xếp này.

b. Văn bản Rừng cọ quê tôi toát lên tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ.

c. Văn bản Rừng cọ quê tôi toát lên tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với rừng cọ, thể hiện ở hai câu trực tiếp nói về tình cảm đó:

  • “Chẳng có nói nào đẹp như sông Thao quê tôi…”
  • “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình…”

d. Tìm thêm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện ở chủ đề: Các em tìm trong bài các từ ngữ, các câu thể hiện sự gắn bó người dân sông Thao với rừng cọ.

Câu 2. 

a. Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú và sâu sắc.

b. Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện sử dụng (Ý này hơi bao quát, ít sử dụng).

c. Văn chương làm cho ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

d. Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

e. Văn chương nung nấu lòng căm thù giặc…

Câu 3. Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự kiến triển khai các ý (như trong SGK), có thể điều chỉnh lại cho sát với yêu cầu của đề bài:

  • Cứ mùa thu về…
  • Mẹ nắm tay dẫn đến trường.
  • Sân trường rộng… Con đường đến trường trở nên mới lạ.
  • Muốn thử cố gắng…
  • Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp. Sợ hãi… bước vào lớp.

Thảo luận cho bài: Soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản