Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ

Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ: sáng tạo ra cái đẹp là thiên chức của nhà nghệ sĩ; cái đẹp là đặc trưng của văn nghệ – cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của cuộc sống.

Mời các em học sinh tham khảo thêm bài viết:

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

I.TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924-2003). Quê ở Hà Nội

– Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn kịch, sáng tác nhạc, viết lý luận phê bình…

– Năm 1996, Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2.Tác phẩm:

a. Xuất xứ: Viết năm 1948. In trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”(xuất bản năm 1956).

b. Thể loại: văn bản nghị luận về một vấn đề văn nghệ.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:

1.Đọc – Tìm hiểu từ khó:

2.Tìm hiểu văn bản:

a.Bố cục: 2 phần

(1): Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”.

Trình bày luận điểm: Nội dung của văn nghệ: cùng với thực tại khách quan,…………óc ta nghĩ”

(2): Còn lại: Sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ.

Với 2 luận điểm:

– Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống ……..khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến.

– Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn ……rung cảm sâu xa từ trái tim.

Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

b. Phân tích:

b1. Nội dung của văn nghệ:

* Luận điểm: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sỹ, thể hiện đời sống tinh thần của cá nhân người sáng tác.

* Đưa ra 2 dẫn chứng:

(1)- Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong “truyện Kiều” với lời bình:

– Hai câu thơ làm chúng ta rung…. mà tác giả đã miêu tả.

– “Cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy”.

-> Đó chính là lời gửi, lời nhắn – một trong những nội dung của “truyện Kiều”.

(2)- Cái chết thảm khốc của An-na Ca rê- nhi – na ->   Đó chính là lời gửi, lời nhắn của L.Tônx tôi.

=> Chọn lọc hai dẫn chứng tiêu biểu, những lời phân tích bình luận sâu sắc.

* Lời gửi của nghệ thuật:

– “Lời gửi của nghệ thuật không những là một bài học ……tâm lý hoặc xã hội”.

– Lời gửi của nghệ thuật còn là tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích…”

->Tác phẩm văn nghệ không là thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sỹ, mang đến sự rung động, ngỡ ngàng.

=> Nội dung của văn nghệ là hiện thực, cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và đời sống tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sỹ, là dung cảm, là nhận thức của người tiếp nhận . Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua thế hệ người đọc, người nghe.

b2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.

* Con người cần đến tiếng nói của văn nghệ:

– Văn nghệ giúp cho chúng ta được cuộc sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời, với chính mình.

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ ”

– Tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi.

– Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho cuộc đời luôn vui tươi.

*  Bản chất của văn nghệ:

– Là “tiếng nói tình cảm”. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng “tình  yêu ghét, niềm vui buồn” của con người chúng ta trong đời sống thường ngày.

– Nghệ thuật còn nói nhiều với tư tưởng” nhưng là tư tưởng không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm.

b3. Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ:

– Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm…Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ…cùng các nhân vật và người nghệ sĩ.

=> Văn nghệ giúp mọi người tự nhận thức mình, tự xây dựng  mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên có hiệu quả lâu bền và sâu sắc.

3. Tổng kết:

a. Nghệ thuật:

b. Nội dung:

* Ý nghĩa văn bản:

Nội dung phản ánh của văn nghệm công dụng, sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống con người.

4. Luyện tập:

– Cách viết nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với Bàn về đọc sách?

*Giống nhau: Luận cứ, giàu lí lẽ, dẫn chứng và nhiệt tình của 2 tác giả .

* Khác nhau:

-Bài “Tiếng nói của văn nghệ” là bài nghị luận văn học nên có sự  sắc sảo trong phân tích, tổng hợp; lời văn giàu hình ảnh và  gợi cảm.

Thảo luận cho bài: Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ