Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh ( mẫu 1 )

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Mời các em học sinh tham khảo thêm:

Ôn tập

1. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

  • So sánh như một biện pháp tu từ giúp người đọc hình dung rõ hơn một điều gì đó (đưa ra một điều người ta đã biết để nói một điều mà người ta chưa biết, đưa một điều cụ thể để có thể liên tưởng đến điều trừu tượng…). Thao tác lập luận so sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau.
  • Luận điểm chính trong đoạn văn trích từ bài Nguyễn Du hay lòng một người Anh (Chế Lan Viên tuyển tập) là: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra hàng loạt những so sánh có tính tăng cấp.

– Mục đích:

+ Tìm ra sự giống và khác nhau

+ Tìm ra bản chất sự vật.

+ Khẳng định giá trị và ý nghĩa của sự vật hiện tượng đối với đời sống con người. Sự đóng góp sáng tạo của tài năng con người.

– Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

+ Không nên so sánh khập khiễng mà so sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, cùng bình diện.

+ So sánh phải rút ra được những nhận xét đánh giá.

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

Soạn bài Thao tác lập luận so sánh

2. Cách so sánh:

A, lập luận so sánh tương đồng: là chỉ ra những nét giống nhau giữa đối tượng được so sánh với đối tượng so sánh nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tuợng đang được so sánh.

 VD: Trích phần đầu của bản Tuyên Ngôn độc lập.

B, Lập luận so sánh tương phản: là chỉ ra sự khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật.

VD: Xét ví dụ trong SGK Tr  80.

+ Nguyễn Tuân đã so sánh tác giả của Tắt đèn với hai loại người: Loại chủ trương cải lương hương ẩm và loại người hoài cổ.

Mục đích của việc so sánh: làm nổi bật cái đúng của tác giả Ngô Tất Tố khi ông cho rằng chỉ có đáu tranh giai cấp thì người nông dân mới thoát khỏi cảnh bị áp bức bóc lột.

3. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Tác giả đã so sánh hai tác phẩm văn học nổi tiếng. Cách so sánh đối chiếu về:

+ Nội dung cơ bản của hai tác phẩm

+ Mặc dù ở hai thời đại, hai cảnh ngộ nhưng cùng một dân tộc.

+ Cách đánh giá của tác giả : làm rõ ý chí chiến đấulàm nên vẻ đẹp của đất nước con ngưòi VN.

Bài tập 2

Khi phân tích hình ảnh ngưòi nghĩa sĩ cần giuộc cần so sánh với hình ảnh người chiến sĩ trong Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Nguyên Hồng…v.v.

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh ( mẫu 1 )