Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo )

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo bạn làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Tiết 2: Gợi ý luyện tập

Câu 1. Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:

  • Điệp ngữ: Ai có… dùng ….
  • Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc. (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ).

Câu 2. Viết một đề cương bài nói chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích “Thư gửi học sinh”.

Bài tập này các em luyện tập ở nhà.

Lưu ý: Bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

  • Luận điểm, luận chứng bám sát vấn đề. Chứng minh (tầm quan trọng của việc học tập) của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước).
  • Dẫn chứng cần cụ thể, có chọn lọc, lí lẽ mạch lạc, có sức thuyết phục.
Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận tiếp theo

Câu 3. Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.

  • Bài tập này yêu cầu các em luyện viết đoạn văn chứng minh (thuộc văn bản chính luận). Cần nắm vững đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận để sử dụng phương tiện diễn đạt phù hợp.
  • Có thể dựa vào các ý sau để viết đoạn văn.
    • Tình cảm yêu nước không phải tự nhiên sinh ra là đã có sẵn hoặc không phải do nhận thức lí trí, trừu tượng mà có.
    • Tình yêu nước ở mỗi người bắt đầu từ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với gia đình, người thân, với quê hương và cộng đồng.
    • Tình cảm đó phát triển đến độ sâu sắc sẽ khiến cho con người có ý thức về nghĩa vụ đối với quê hương, cộng đồng. Đó là cơ sở tạo nên tình cảm lớn: Lòng yêu nước.

Thảo luận cho bài: Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo )