Soạn bài ông già và biển cả

Soạn bài ông già và biển cả

Soạn bài rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài, trong văn nghị luận

I. Bố cục tác phẩm

Từ Mặt trời đang mọc lên… đến… nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền: Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô.

Tiếp đó đến hết: Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi.

Câu 1. Trận chiến của ông già giữa biển khơi.

a. Lúc đầu và với sợi dây.

Cảm nhận độ nghiêng và sức nặng của sợi dây là ông lão biết được con cá đang bơi tròn và vòng tròn rất lớn. Ông dốc hết lực của cả cơ thể để kéo nhưng sợi dây không nhích thêm tí nào nữa. Thế rồi sợi dây thoát đi mất, rồi lại lao hút vào vùng nước tối. Mọi nỗ lực cố gắng của ông đều hoang phí vì con cá ở trong vùng nước tối vẫn còn sức mạnh vô hạn. Mối tương quan lực lượng thật chênh lệch, con cá vẫn chậm rãi lượn vòng như dạo chơi thong thả còn ông lão đã mệt thấu xương, hoa mắt cả tiếng đồng hồ. Nhưng điều khiến lão sợ là dấu hiệu của tuổi già: chóng mặt và choáng váng, không còn sức dẻo dai để cầm cự. Từ độc thoại nội tâm giọng văn chuyển sang đối thoại nội tâm, ông lão nói với chính mình để tự động viên, tự khích lệ tinh thần, làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu. Đó là lúc con người lí trí cố gắng vực dậy con người thể xác đã rã rời: Ta không thể tự chơi xô mình và chết trước một con cá như thế này được… Ngay lúc ấy là một cú quật đột ngột làm nảy mạnh sợi dây để giữ cho con cá đừng đau quá. Cũng là lúc ông lão chủ động thế trận và liên tục thu dây và thấy những vòng tròn chậm dần. Con cá đuối sức bơi những vòng tròn nhỏ hơn. Ông lão cầm cự, chờ cho con cá đến gần để tung ra đòn quyết định. Vòng tròn là hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, trước hết nó biểu hiện sức lực của con cá, nó là vòng xoáy có thể hút lấy ông già…

Soạn bài ông già và biển cả

Soạn bài ông già và biển cả

b. Bây giờ là con cá

Cuối cùng con cá cũng hiện ra khiến ông lão ngạc nhiên trước sự to lớn và vẻ đẹp của nó: cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưới hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẳm… thân hình đồ sộ và những sọc màu tía trên thân hình nó. Vừa ngắm nghía vẻ đẹp của nó, ông lão vừa dốc hết sức ra kéo con cá vào gần hơn. Con cá vẫn còn lượn thêm vòng nữa nhưng ông đã bắt đầu di chuyển được nó. Cán cân lực lượng đã ngang bằng. Phép điệp cú trong lời độc thoại: Ta đã di chuyển được nó thể hiện niềm vui thầm lặng khi ông già sắp tiếp cận được mục tiêu, sắp biến giấc mơ thành hiện thực.

Khi ông lão tập trung hết sức lực, huy động tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất: Kéo đi, tay ơi… Hãy đứng vững, đôi chân kia thì con cá cũng trồi dậy sức lực cuối cùng, đang nằm nghiêng nó lật thẳng thân bơi đi. Ông lão lại nói chuyện với con cá bằng những lời thân thiện: Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cũng chết nữa à?… Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Lời đối thoại cho thấy con cá là một nhân vật thật sự cũng như thái độ ứng xử của ông già trước thiên nhiên, con người bắt buộc phải khai thác thiên nhiên để mưu cầu sự sống nhưng luôn biết ơn và trân trọng thiên nhiên, nhất là cảm phục trước vẻ đẹp của nó.

Đã mấy lần ông lão cố gắng kìm con cá nhưng nó lại rướn thẳng mình chầm chậm bơi ra xa. Cuối cùng trong cơn hấp hối, con cá bơi gần mạn thuyền, Xan-ti-a-gô buông sợi dây, dẫm chân giữ lại và ông lão vận hết sức lực, phóng ngọn lao xuống sườn con cá. Con cá tung mình lên treo lơ lửng trên không trung rồi rơi sầm xuống làm nước bắn tung trùm lên cả ông lão và con thuyền. Một cảnh tượng thật kì vĩ và hoành tráng, ông già đã chiến thắng con cá bằng sức lực, bằng sự tỉnh táo, khôn khéo và quan trọng hơn là bằng sức mạnh của ý chí, của nghị lực. Thuyết tảng bang trôi cho thấy rằng con người vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên nhưng có khả năng chinh phục được thiên nhiên là nhờ sức mạnh của trí tuệ, của ý chí – những thứ sức mạnh mà thiên nhiên không bao giờ có được. Hình ảnh một con người đơn độc giữa đại dương bao la, nhiều lúc tưởng như bị thiên nhiên quật ngã nhưng con người vẫn chế ngự, chiến thắng thiên nhiên nên đoạn trích là một khúc ca bi tráng về cuộc sống của người lao động và ông lão Xan-ti-a-gô là một anh hùng lao động bình dị, thầm lặng mà hết sức quang vinh.

Câu 2. Cảnh Xan-ti-a-gô đưa cá và thuyền về bến.

Có một chút rắc rối sau chiến thắng là con cá quá lớn lên Xan-ti-a-gô đành kéo con cá kiếm. Công việc nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề dành đối với một ông già đã đuối sức và việc ấy trở thành một thứ khổ dịch. Đây là khoảng trống trong ngôn ngữ kể chuyện: khổ dịch không phải vì vất vả mà tác giả triết lí, nhiều khi con người bị ràng buộc bởi thành quả của chính mình. Ông phải luôn tự động viên qua những lời độc thoại: Hãy giữ đầu óc mình tỉnh táo… Làm ngay đi, lão già ơi. Nhờ kinh nghiệm mà ông xoay sở nhẹ nhàng: Ông phải lôi con thuyền lại chỗ nó… luồn sợi dây qua mang cả miệng, quấn một vòng quanh cái kiếm rồi lại đút sợi dây qua miệng ra mang kia, quấn một vòng nữa quanh miệng cá, gút chập sợi dây đôi lại rồi cột vào cái mấu đằng mũi thuyền… Công việc chuẩn bị đưa cá về đã xong thì ông lại đối mặt với nan giải mới: đôi tay và lưng thực sự nhức nhối, đói bụng. Công việc này thì ông giải quyết cũng dễ dàng: uống hai ngụm nước sai khi ăn mấy con tôm sống là lấy lại sức.

Xan-ti-a-gô vừa lái thuyền vừa nghĩ đến thành quả như một giấc mơ. Suốt tám mươi tư ngày liền đi biển đều trở về tay không nhưng Xan-ti-a-gô không hề nản chí, ông luôn hi vọng sẽ bắt được con cá thật lớn mà mình hằng mơ ước nên con cá kiếm trở thành biểu tượng của một giấc mơ đẹp. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực hết mình mà lần này ông đã biến ước mơ thành sự thật. Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại. Đây là tư tưởng trung tâm trong sáng tác của Hê-minh-uê được thể hiện nổi bật trong đoạn trích.

Câu 3. Đặc sắc nghệ thuật

  • Lối kể kết hợp với miêu tả rất giản dị, đặc biệt ngông ngữ đối thoại kết hợp với độc thoại nội tâm nên Xan-ti-a-gô luôn đặt trong sự ứng chiếu với thiên nhiên, làm cho nhân vật không cô đơn giữa trời nước bao la mà có tầm vóc kì vĩ và khi đối thoại với chính mình (cụm từ lão nghĩ nhắc lại nhiều lần), nhân vật được nhân đôi sức mạnh (tinh thần và sức lực).
  • Cách hành văn có nhiều “khoảng trắng”, nhiều chi tiết và hình tượng đa nghĩa đã làm nổi rõ nguyên lí tảng bang trôi. Chẳng hạn, Xan-ti-a-gô nghĩ: Con cá là vận may của ta được hiểu là ông không còn mắt vận rủi đeo đẳng, hết thời như dân làng nghĩ, vì đã tám mươi tư ngày qua ông đi biển về tay không. Ý nghĩ ấy còn bộc lộ đức khiêm tốn của một người lao động.

III. Luyện tập

1. Cảm nghĩ của anh / chị về hình tượng Xan-ti-a-gô trong đoạn trích.

2. Anh / chị hiểu như thế nào về nguyên lí tảng bang trôi của Hê-minh-uê? Tìm và phân tích một vài chi tiết trong đoạn trích để làm sáng tỏ.

3. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về tư tưởng của Hê-minh-uê: Con người sinh ra không phải để dành cho thất bại.

Thảo luận cho bài: Soạn bài ông già và biển cả