Soạn Bài Ông già và biển cả – Hê-minh-uê (mẫu 3)
Mời các em học sinh tham khảo thêm tài liệu:
- Ơ- nít Hê- minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi thuộc Hoa Kỳ trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
- Tham gia tích cực chống chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai .
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cảm thấy mình là thế hệ mất mát, khó hoà nhập với cuộc sống đương thời, tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
- Sang Pháp, làm báo và sáng tác, 1926 cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc”
- Số lượng các tác phẩm đồ sộ, ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ, hồi kí
- Tác phẩm tiêu biểu: Chuông nguyện hồn ai; ông già và biển cả.
- Thống nhất trong ý đồ sáng tác: viết một áng văn xuôi trung thực giản dị về con người.
- Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi- Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì mà tác giả đã lược bỏ đi. Nhiệm vụ của người đọc tự tìm ý nghĩa, giá trị qua phần chìm của tảng băng, những hình tượng, hình ảnh… giàu tính tượng trưng, đa tầng nghĩa.
- Nhà văn Mĩ vĩ đại nhất thế kỉ XX
- Được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ- giải thưởng văn chương cao quý nhất của nước Mĩ.
- Nhận giải Nô-ben về văn chương.
- Viết năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu- ba. Bối cảnh câu chuyện là ngôi làng chài yên ả bên bến cảng La- ha- ba- na. Phu- en-tec một thuỷ thủ trên tàu được coi là nguyên mẫu của ông lão Xan-ti-a-gô.
Ông lão Xan- ti- a- gô 74 tuổi thường đánh cá trên vùng biển Nhiệt lưu. Đã 84 ngày ông đi biển cùng chú bé Manôlin mà chẳng kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông vẫn mơ về thời trai trẻ. Một ngày kia ông quyết định một mình ra khơi tới vùng “Giếng lớn”. Thế rồi một con cá lớn mắc mồi. Đó là con cá kiếm mà ông hằng mơ ước. Bằng ý chí, sức chịu đựng phi thường và phải chiến đấu gần như kiệt sức, đến ngày thứ 3 ông mới hạ được con cá. Nhưng sau đó, cả một đàn cá mập bao vây, tấn công con cá kiếm. Ông lại phải chiến đấu đơn độc với cả đàn cá mập hung dữ, tuy nhiên ông vẫn nghỉ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Cuối cùng khi đưa được thuyền trở về bến ông chỉ còn bộ xương con cá kiếm trơ trụi.
- Rất lớn và đẹp
- Đầy sức mạnh
- Kiêu hùng, bất khuất.
- Ý nghĩa biểu tượng : tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên; cho những trông gai thử thách của cuộc đời; cho ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật; cho lí tưởng và hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.
- Ông lão là người thạo nghề
- Ông có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng : Luôn có niềm tin vào bản thân , có ý chí và nghị lực phi thường
- Là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người.
- Từ hình tượng ông lão đánh cá, toát lên bài học của thành công : Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này.
- Cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi.
- Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
- Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
- Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công.
- Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng.
- Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.
-
Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống.
- Soạn Bài Ông già và biển cả – Hê-minh-uê (mẫu 3)