Soạn bài ngữ cảnh
Cảm nhận về tác phẩm Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
I. Kiến thức cơ bản
1. Ngữ cảnh: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người đọc hoặc người nghe dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được nội dung văn bản hoặc lời nói.
2. Các nhân tố của ngữ cảnh: Đối tượng giao tiếp (người nói – người nghe, người viết – người đọc) đều có những đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính, trình độ, địa vị, khả năng cảm nhận… nên lời nói, lời viết cũng như khả năng cảm nhận cá nhân của họ cũng có những đặc điểm riêng. Điều này giữa những cá nhân khác nhau có sự khác nhau.
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
- Bối cảnh giao tiếp rộng hay còn gọi là bối cảnh văn hóa: Đó là các bối cảnh về lịch sử, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán… Những yếu tố này tạo nên môi trường giao tiếp và chi phối người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo luật và cảm thụ văn bản.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp hay còn gọi là bối cảnh tình huống: bao gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp. Những yếu tố này cũng tác động đến người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo lập và cảm thụ văn bản một cách trực tiếp.
- Hiện thực được để cập đến trong văn bản hoặc lời nói tới tạo nên phần nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.
Văn cảnh: bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và dạng ngôn ngữ nói, cả văn bản đối thoại.
3. Vai trò của ngữ cảnh
Đối với người nói, người viết: Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ.
Đối với người nghe, người đọc: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn; hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của bản bản, lời nói.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực. Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.
Bài tập 2. Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. Câu thơ nhằm diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Ngoài diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài tập 3. Bài thơ của Tú Xương gắn liền với hoàn cảnh gia đình tác giả và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ tác giả viết dành tặng cho người vợ tần tạo, chịu thương chịu khó của mình. Bài thơ là tấm lòng của tác giả đối với người vợ thân yêu của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua từng chi tiết trong bài thơ, nhưng được tập trung chủ yếu trong 6 câu đầu.
Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông…
Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu trong bài thơ. Đó chính là sự kiện diễn ra vào năm Đinh Dậu (1897) tại Nam Định, một kì thi bình thường nhưng lại diễn ta bất thường do chính quyền phong kiến tổ chức với sự tham dự của đại diện chính quyền thực dân. Những mặt trái của kì thị đã được Tú Xương thể hiện tài tình qua những câu thơ. Ngữ cảnh của bài thơ bắt nguồn từ những sự kiện diễn ra trong năm đó.
Bài tập 5. Trong ngữ cảnh đó, người hỏi chỉ cần xác định thời gian: Bây giờ là mấy giờ. Cho nên câu đó có thể được hiểu là: “Thưa bác, bác có biết bây giờ là giờ rồi không ạ?”.