Soạn bài lựa chọn và nêu luận điểm

Soạn bài lựa chọn và nêu luận điểm

Soạn bài Vợ Nhặt của Kim Lân

1. Lựa chọn và xác định luận điểm.

a. Đối với đề bài nghị luận có nhiều ý thì tương đương với mỗi ý trong đề bài là một luận điểm ở phần thân bài.

Ví dụ đề bài: Số phận và khát vọng của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn xuôi hiện đại.

Anh / chị hãy làm sáng tỏ nội dung trên qua hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ Nhặt của Kim Lân.

Bài làm yêu cầu có hai luận điểm:

– Số phận người phụ nữ trong hai tác phẩm.

– Khát vọng, ước mơ của họ.

Soạn bài lựa chọn và nêu luận điểm

Soạn bài lựa chọn và nêu luận điểm

b. Đối với đề bài nghị luận chỉ có một ý – một nội dung thì dựa vào kiến thức đã có của bản thân để xác định luận điểm; nghĩa là luận đề ấy được cụ thể hóa bằng những nội dung cụ thể nào. Mỗi nội dung ấy là một luận điểm.

Ví dụ đề bài: Anh / chị hãy phân tích hình tưởng con người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Bài làm yêu cầu cần có các luận điểm sau:

  • Cuộc sống đau khổ, mất mát vì bọn giặc khủng bố, giết hại.
  • Lòng trung thành với Đảng.
  • Lòng căm thù giặc.
  • Ý chí kiên cường và tinh thần chiến đấu dũng cảm.
  • Niềm tin tưởng vào tương lai thắng lợi.

Chú ý: Một số đề bài nghị luận yêu cầu sử dụng nhiều thao tác lập luận thì ứng với mỗi thao tác lập luận là một luận điểm.

2. Cách trình bày một luận điểm (luận chứng)

Một luận điểm cần trình bày trong một đoạn văn hoàn chỉnh. (Trường hợp luận điểm được chia cụ thể thành nhiều ý nhỏ thì mỗi ý nhỏ là một đoạn văn). Cấu trúc của đoạn văn này thông thường có các thành phần:

  • Câu chủ đề của đoạn: chứa nội dung luận điểm.
  • Các câu tiếp theo: giải thích hoặc cụ thể hóa câu chủ đề, câu dẫn dắt đưa dẫn chứng để chứng minh.
  • Các câu tiếp theo phân tích chứng minh để làm sáng tỏ nội dung luận điểm.
  • Câu gần cuối đoạn là tổng hợp, khái quát, nhận định nội dung luận điểm.
  • Câu cuối cùng đánh giá luận điểm (phần cuối đoạn sử dụng thao tác lập luận bình luận).

Ví dụ:

Nói về quan điểm sáng tác của mình, Hồ Chí Minh viết: Nay ở trong thơ nên có thép. “Thép” là một kim loại sắc, bền, chắc; hiểu theo nghĩa bóng “thép” là tính chiến đấu trong văn học. Tính chiến đấu của tác phẩm thường bộc lộ qua nội dung tố cáo tội ác những thế lực tàn bạo gây đau khổ cho con người, phơi bày thực trạng xã hội bất công, nói lên sự bất hạnh của con người, ca ngợi những tấm gương chiến đấu anh dũng, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Thức tỉnh, lay động, kêu gọi mọi người đoàn kết đấu tranh vì lí tưởng, vì sự nghiệp chung và thể hiện niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai chiến thắng. Nội dung này phải được thể hiện qua hình thức nghệ thuật điêu luyện, giàu tính sáng tạo và thuyết phục. Người nói rõ: “nên có thép” là đề nghị chứ không bắt buộc. Nhất là trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm thì văn chương cần phải có tính chiến đấu cao. Khi văn học được xem là vũ khí thì người cầm vũ khí ấy phải là chiến sĩ. Vì khi tác phẩm có nội dung chiến đấu mạnh mẽ thì nhà văn có thể bị ngụy hại đến tính mạng, do đó nhà văn phải là những chiến sĩ thực thụ trên mặt trận tư tưởng và văn hóa, có khí phách và bản lĩnh, không biết run sợ trước tội ác của kẻ thù. Và nhà văn còn phải biết xung phong, nghĩa là phải liên tục cho ra đời những tác phẩm giàu tính chiến đấu, tấn công không khoan nhượng kẻ thù của nhân dân. Trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, Người lại khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Như vậy, ý thơ đưa ra một quan niệm về sáng tác: nội dung tác phẩm ấy cần có tính chiến đấu cao và nhà văn phải có phẩm chất chiến sĩ, sáng tác để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Đây là một quan niệm có tính kế thừa truyền thống văn học dân tộc. Quan niệm giờ như nhà thơ Sóng Hồng đã viết: Lấy bút làm đòn chuyển xoay chê độ / Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.

Thảo luận cho bài: Soạn bài lựa chọn và nêu luận điểm