Soạn bài liên kết câu và đoạn văn
Khái niệm liên kết
1. Đoạn trích dẫn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm.
Vấn đề trên là một bộ phận gắn chủ đề chung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.
2. Câu 1 : chỉ rõ vật liệu xây dựng nên tác phẩm
Câu 2 : chỉ rõ tâm sự người nghệ sĩ gửi trong tác phẩm.
Câu 3 : chỉ rõ mục đích của tâm sự gửi trong tác phẩm.
Ba câu trên có quan hệ với nhau và làm nổi rõ chủ đề của cả đoạn. Các câu được sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần nhằm khẳng định chủ đề đoạn văn.
3. Các câu được liên kết về mặt hình thức bằng các biện pháp.
– Câu 2 dùng cụm từ ‘nhưng nghệ sĩ’ để đưa ra nội dung mới là sự bổ sung cho nội dung của câu trước đó.
– Câu 3 dùng từ anh thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu 2, tạo sự liên kết giữa hai câu.
Luyện tập
1. – Đoạn văn có chủ đề : chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam.
– Đoạn văn có 5 câu : hai câu đầu bàn về chỗ mạnh của con người Việt Nam (câu 1 khẳng định chỗ mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhảy bén với cái mới. Câu 2 chỉ rõ tác dụng của chỗ mạnh đó). Câu thứ 3 là câu chuyển, chỉ rõ bên cạnh cái mạnh, người Việt Nam cũng có cái yếu. Câu thứ 4, 5 chỉ rõ cái yếu của người Việt Nam (câu thứ 4 nêu rõ hai quan điểm yếu nhất : những lổ hổng về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Câu thứ 5 chỉ rõ tác hại, nguy cơ do các điểm yếu đó gây nên). Cách sắp xếp các câu trong đoạn như thế là chặt chẽ và hợp lí.
2. Các câu liên kết nhau bằng các từ ngữ thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (câu 2 : bản chất trời phú ấy…), bằng ngôn ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (nhưng bên cạnh cái mạnh đó … ấy là …).